Điều đặc biệt trong thư Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư tới Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư tới Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Đăng ký
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã nói gì với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong ‘bức thư đặc biệt’ không chỉ đơn thuần bàn về quan hệ Việt – Mỹ?

Trong bức thư đặc biệt gửi cho nhà lãnh đạo Hoa Kỳ - Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc không chỉ nói về những ‘tình cảm tốt đẹp’ trong quan hệ Việt – Mỹ mà còn đề nghị Washington hỗ trợ, cung cấp vaccine Covid-19 cho Hà Nội.

‘Bức thư đặc biệt’ Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 30/5 gửi thư đến Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đó là một lá thư đặc biệt.

Bức thư của nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt ở nhiều khía cạnh, không chỉ vì trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng diễn ra với tần suất thường xuyên hơn, mức độ tiếp xúc sâu rộng, thiết thực hơn, mà còn ở tính chất của những vấn đề được người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đề cập trong thông điệp gửi đến ông chủ Nhà Trắng Joe Biden.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Ngoại trưởng Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 qua nhiều kênh

Việt Nam hiện đang đối mặt với làn sóng bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn những đợt dịch trước khi biến chủng virus SARS-CoV-2 đa dạng, tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng nhanh và trên diện rộng.

Bộ Y tế ghi nhận số ca mắc tăng cao trong những ngày qua trên cả nước, đặc biệt là tình hình dịch Covid-19 ở các địa phương với số lượng lớn khu công nghiệp trọng điểm của đất nước như Bắc Giang, Bắc Ninh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của chuỗi cung ứng nói riêng và nền kinh tế, sức cạnh tranh về thu hút đầu tư, chuyển dịch dây chuyền sản xuất (vốn là lợi thế của Việt Nam) nói chung.

Chương trình tiêm chủng bao phủ vaccine Covid-19 được tiến hành từ ngày 8/3, tuy nhiên, số lượng người được tiêm hiện còn rất hạn chế so với nguy cơ bùng phát dịch trên phạm vi cả nước nếu lơ là, chủ quan, trong bối cảnh Việt Nam chưa đạt miễn dịch cộng đồng.

Do đó, bức thư đặc biệt của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đề nghị Tổng thống Mỹ hỗ trợ vaccine cho Việt Nam và các nước mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Chính quyền Hà Nội đã không ngần ngại trao đổi với lãnh đạo Hoa Kỳ về nhu cầu thiết thực, cấp thiết của đất nước – bằng mọi phương thức, mọi nguồn lực, mọi kênh ngoại giao tiếp cận đa dạng nguồn cung vaccine, để từ đó có đủ chế phẩm tiêm cho người dân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân, phục hồi, duy trì đà tăng trưởng, phát triển kinh tế, tránh làm đứt gãy hay gián đoạn chuỗi cung ứng.

Vậy mới thấy, việc đích thân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư, cảm ơn Mỹ đóng góp cho chương trình vaccine COVAX Facility, đồng thời, sẵn sàng lên tiếng đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về nguồn cung vaccine Covid-19 là việc làm khẳng định tầm nguyên thủ quốc gia, sự quan tâm, quyết tâm của của giới lãnh đạo Việt Nam đối với cả hai mục tiêu kép – chống dịch thành công, phục hồi kinh tế, cũng như ưu tiên sức khỏe người dân, trong bối cảnh đất nước đang trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh.

© AFP 2023 / Nhac NguyenViệt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility.
Điều đặc biệt trong thư Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility.

Việt Nam đề nghị Mỹ hỗ trợ về vấn đề vaccine Covid-19

Theo Văn phòng Chủ tịch nước hay thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bức thư này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mang nội dung tổng thể nhằm trao đổi về quan hệ Việt – Mỹ, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác trong ứng phó, kiểm soát đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, có thể thấy, điểm đặc biệt quan trọng chính là các trao đổi xung quanh vấn đề vaccine Covid-19. Hà Nội bày tỏ mong muốn Washington hỗ trợ nguồn cung vaccine cũng như nhanh chóng thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ vaccine cho Việt Nam và các nước trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến khó lường.

Người phụ nữ được tiêm  vắc xin AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Phòng thương mại Mỹ kêu gọi Việt Nam rút ngắn hạn cách ly, cho tư nhân mua vaccine

Cụ thể, nêu trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc “hoan nghênh và cảm ơn” Mỹ với những đóng góp đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn cầu. Nhà lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao việc Hoa Kỳ là bên đóng góp lớn khi cam kết tài trợ 4 tỷ USD cho sáng kiến Tiếp cận toàn cầu vaccine Covid-19 (COVAX).

Nêu trong thư, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng thông tin với Tổng thống Biden về việc Việt Nam đã nhận hai đợt vaccine chống Covid-19 với khoảng 2,5 triệu liều từ cơ chế COVAX.

Nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, COVAX thực sự là sự hỗ trợ quý báu, đã kịp thời giúp Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển trong xử lý dịch bệnh khi nguồn cung vaccine quốc tế còn khan hiếm hiện nay.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh việc Mỹ cam kết sẽ đóng góp thêm 80 triệu liều vaccine ngừa COVD-19 cho nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh dịch Covid-19 ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang có những diễn biến rất phức tạp.

Cũng trong lá thư gửi người đứng đầu Nhà Trắng Joe Biden, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước về nguồn cung vaccine, đồng thời đề nghị hai bên tăng cường hợp tác nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 trong thời gian sắp tới.

Sản xuất vắc xin Sputnik V tại Tổ hợp dược phẩm Karaganda - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2021
Việt Nam sẽ sản xuất vaccine Nga?

Hồi trung tuần tháng 5 chính quyền Mỹ đã quyết định chia sẻ thêm 20 triệu liều vaccine ra nước ngoài, bao gồm vaccine của các hãng được cấp phép sử dụng trong nước như Pfizer, Moderna, và Johnson & Johnson.

Đây là 20 triệu liều bổ sung cho 60 triệu liều AstraZeneca mà Mỹ đã chia sẻ trước đó ngay sau khi loại vaccine này được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thông qua. Tổng thống Joe Biden khi nói về cam kết này đã nhấn mạnh, việc chia sẻ vaccine nhằm chấm dứt dịch bệnh Covid-19 và Washington không sử dụng vaccine nhằm đạt được ân huệ từ các nước khác.

Cùng với đó, theo ông chủ Nhà Trắng, Mỹ sẽ phối hợp với cơ chế COVAX và các đối tác khác để đảm bảo vaccine được phân phối công bằng và theo các chỉ dẫn khoa học và dữ liệu y tế công cộng.

Trong khi đó, Việt Nam hiện đang rất cần vaccine, Chính phủ, Bộ Y tế cũng đang dùng mọi nguồn lực, phương thức tìm kiếm, đa dạng nguồn cung vaccine. Ngoài ra, việc mua 31 triệu liều Pfizer cũng là một trong những yêu cầu được Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh trong thời gian qua.

© Sputnik / Vladimir Trefilov / Chuyển đến kho ảnhPfizer
Điều đặc biệt trong thư Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Pfizer

Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine

Trong bức thư gửi Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ.

Nhân viên y tế Lithuania chuẩn bị một loại vắc xin chống lại coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Việt Nam lần đầu tiên có tour du lịch đi Mỹ kết hợp tiêm vaccine Covid-19

Nhà lãnh đạo Việt Nam tin tưởng rằng trên tinh thần hợp tác hữu nghị, Việt – Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Ngoài Hoa Kỳ, thời gian qua, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, trong các cuộc điện đàm gần đây với lãnh đạo cấp cao các nước như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Đức... lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề nghị các nước hỗ trợ tiếp cận các nguồn vaccine và hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine Covid-19.

Trước đó, hôm 28/5, tại cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, trên cơ sở cam kết của Mỹ về việc ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới, trong đó có cam kết hỗ trợ Hà Nội tiếp cận vaccine thông qua cơ chế COVAX.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken.
Điều đặc biệt trong thư Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken.

Cụ thể, tại cuộc trao đổi này, Ngoại trưởng Blinken đánh giá cao những thành công của Việt Nam trong ứng phó với dịch Covid-19, đồng thời cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước và Việt Nam tiếp cận vaccine thông qua chương trình chia sẻ vaccine COVAX do WHO chủ trì cùng các nước đối tác, trong đó có 80 triệu liều vaccine Mỹ sẽ cung cấp cho thế giới trong thời gian tới.

Đáp lại, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cảm ơn ơn Mỹ hỗ trợ chống dịch bệnh, nhất là giúp tiếp cận vaccine Covid-19, đồng thời bảy tỏ sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Ngoại trưởng Blinken để thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ.

Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện các biện pháp hướng đến thúc đẩy quan hệ thương mại ổn định, hài hòa với Mỹ, mong muốn Mỹ sớm kết thúc vụ việc điều tra theo mục 301.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay sau lễ phát động. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Việt Nam tìm ra hướng đi mới cho vấn đề nguồn cung vaccine Covid-19

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh mong muốn Hà Nội – Washington tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề cùng quan tâm tại những cơ chế khu vực và quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Hai bên cũng đồng thời nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam - Mỹ đang phát triển tích cực trong nhiều lĩnh vực trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và cùng có lợi”.

Quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận những bước phát triển tốt đẹp. Hai bên khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác để góp phần mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước với trọng tâm là hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, khắc phục hậu quả chiến tranh.

Đặc biệt, Mỹ cũng khẳng định giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, phòng chống đại dịch Covid-19, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала