Liệu Biden có ưu tiên vaccine cho Việt Nam?

© Ảnh : Thu Hương – TTXVNTiêm vaccine phòng COVID-19 các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí Thành phố và Trung ương.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí Thành phố và Trung ương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Đăng ký
Việt Nam nằm trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á được Mỹ chia sẻ 16 triệu liều vaccine trong kế hoạch phân phối 55 triệu liều do chính quyền Washington công bố. Liệu Tổng thống Joe Biden có ưu tiên vaccine cho Việt Nam?

Cùng với đó, lãnh đạo AmCham Việt Nam, các cựu chủ tịch, lãnh đạo của các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn cho biết đã có thư gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là quốc gia được ưu tiên phân phối vaccine Covid-19.

Việt Nam luôn có tên trong danh sách chia sẻ vaccine của Mỹ

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày 21/6 đã công bố kế hoạch phân phối 55 triệu liều vaccine trên tổng số 80 triệu liều mà Washington cam kết gửi cho các quốc gia và vùng lãnh thổ cuối tháng 6 này.

Tp. Hồ Chí Minh hoàn thành đợt ra quân chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
TP.HCM chưa giãn cách theo Chỉ thị 16, Việt Nam cần thay đổi chiến lược vaccine?

Trong số này, có khoảng 16 triệu liều vaccine được chuyển đến khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia khác cũng được chuyển giao vaccine gồm Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan, Campuchia và các đảo Thái Bình Dương.

Trong tuyên bố đưa ra, Nhà Trắng cho biết mục tiêu cao nhất của chương trình phân phối vaccine lần này chính là tăng tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 trên toàn cầu, chuẩn bị ứng phó tốt nhất với các đợt bùng phát dịch bệnh mới.

Đại diện chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng nêu rõ, Mỹ không dùng vaccine là ‘vũ khí chính trị’ để tranh thủ tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia khác.

Nhà Trắng không cung cấp số liệu chính xác về việc bao nhiêu liều vaccine sẽ được gửi đến từng quốc gia mà chỉ ước tính lượng chung cho mỗi khu vực.

Đầu tháng 6, Mỹ công bố kế hoạch phân phối 25 triệu liều vaccine đầu tiên. Đáng chú ý, Việt Nam cũng có tên trong danh sách chia sẻ vaccine ngay đợt một này, nằm trong những quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á được nhận khoảng 7 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX. Việc Việt Nam liên tục xuất hiện, có tên trong danh sách phân phối vaccine của chính quyền Mỹ cho thấy có sự ‘ưu tiên nhất định’ của Nhà Trắng dành cho Hà Nội.

Liệu Mỹ có ưu tiên vaccine cho Việt Nam?

Với những bước phát triển hết sức tích cực trong quan hệ Việt – Mỹ, đặc biệt là thúc đẩy đối thoại cấp cao về vấn đề hỗ trợ phòng chống Covid-19, cung ứng vaccine, cùng thực tế diễn ra thời gian qua, có cơ sở để kỳ vọng Việt Nam có thể là quốc gia được Mỹ ưu tiên nhanh chóng chuyển giao vaccine.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Việt Nam sử dụng lô vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ như thế nào?

Trao đổi về vấn đề Mỹ đẩy nhanh quá trình phân phối vaccine nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19 toàn cầu, trong đó, Việt Nam cũng được nêu tên trong danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ có cơ hội nhận viện trợ vaccine của Washington, lãnh đạo AmCham Việt Nam cho biết sẽ kêu gọi Tổng thống Joe Biden ưu tiên vaccine Covid-19 cho Hà Nội.

Theo Ban lãnh đạo AmCham Việt Nam, các cựu chủ tịch, lãnh đạo của các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn đã gửi thư đến Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là quốc gia được ưu tiên trong chương trình ‘ngoại giao vaccine’ của mình.

Cụ thể, theo bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) cho biết, đại diện các doanh nghiệp và lãnh đạo AmCham hoan nghênh việc Mỹ công bố Việt Nam là quốc gia ưu tiên cho đợt chia sẻ vaccine toàn cầu đầu tiên.

Cùng với đó, Tổng thống Joe Biden đưa ra tuyên bố trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 mới đây rằng, Mỹ sẽ đóng góp thêm 500 triệu liều vaccine cho tổng số 1 tỷ liều vaccine mà G7 cam kết hỗ trợ 92 quốc gia có thu nhập thấp, trung bình, gồm cả Việt Nam.

“Chúng tôi hoan nghênh việc Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam một triệu liều vaccine vào tuần trước, đồng thời mong chờ các chuyến vaccine từ Mỹ sớm đến Việt Nam”, bà Mary Tarnowka khẳng định.

Theo vị lãnh đạo, AmCham Việt Nam hy vọng có thể phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam để đảm bảo nguồn cung đầy đủ các loại vaccine đã được chứng minh hiệu quả, hoàn thiện danh mục ưu tiên theo nghị quyết 21, cũng như đóng góp tài chính để mua vaccine cho người lao động của các doanh nghiệp thành viên hiệp hội và người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, AmCham cũng sẽ phối hợp cùng Việt Nam trong chương trình triển khai tiêm chủng, phát triển các chính sách cách ly để góp phần vào “mục tiêu kép” - vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền Hà Nội.

Theo bà Mary Tarnowka trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ, AmCham hoan nghênh quyết định của Chính phủ Việt Nam chuyển hơn 800.000 liều vaccine vào TP.HCM ưu tiên đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến any.

Cùng với đó, tổ chức này cũng đánh giá cao việc Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết đưa công nhân tại các khu công nghiệp vào nhóm ưu tiên tiêm chủng. Đây vừa là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, vừa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Việt Nam muốn thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp như hiện nay, AmCham cũng đề xuất người lao động ở các phòng khám đa khoa, nhà thuốc, cũng như các công ty phân phối dược phẩm và thiết bị y tế, được bổ sung vào danh sách nhân viên y tế tuyến đầu.

Ngoài ra, AmCham cũng khuyến nghị rằng công nhân tại các cảng, nơi đóng góp cho 90% thương mại của Việt Nam, nên được xem là nhân viên tuyến đầu.

“Chúng tôi ủng hộ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc quản lý rủi ro sức khỏe cộng đồng bằng cách phân phối vaccine công bằng cho cả công dân Việt Nam và người nước ngoài, theo thứ tự ưu tiên tiêm chủng”, bà Mary Tanowka nhấn mạnh.

Lãnh đạo tổ chức này cũng khẳng định rằng AmCham Việt Nam không tìm cách để được ưu tiên tiếp cận nguồn vaccine.

“AmCham mong muốn được tiếp cận vaccine một cách công bằng, tuân thủ nhóm đối tượng ưu tiên tiêm chủng của Chính phủ Việt Nam”, bà Mary Tanowka nói.

Doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng tài trợ vaccine cho nhân viên

Theo Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam tiết lộ, có đến hơn 2/3 doanh nghiệp thành viên tham gia khảo sát của AmCham sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho việc tiêm chủng cộng đồng.

Hơn 93% sẵn sàng chi trả phí tiêm chủng vaccine dành cho nhân viên của mình, thậm chí, có cả trường hợp sẵn sàng hỗ trợ cả gia đình nhân viên.

Tiền vệ Văn Đức (trái) và Quang Hải (phải) nhận hành lý tại sân bay. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Tuyển Việt Nam về đã về đến TP HCM, 'Hộ chiếu vaccine' được phát huy tác dụng

Theo đánh giá của lãnh đạo AmCham, sẽ rất có lợi nếu Chính phủ Việt Nam cân nhắc cấu trúc việc đóng góp theo hai cơ chế. Thứ nhất là dành cho nhân viên doanh nghiệp và gia đình của họ, hai là các đóng góp tự nguyện hướng đến tiêm chủng cộng đồng.

“Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam cân nhắc việc xem những đóng góp này là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp”, bà Tanowka nói.

Cũng theo vị lãnh đạo, khi được khảo sát, hơn 95% thành viên của AmCham tin rằng việc giảm thủ tục cách ly đối với các cá nhân đã được tiêm vaccine đầy đủ sẽ lập tức tạo ra tác động tích cực đối với việc vận hành doanh nghiệp cũng như các dự định mở rộng hay bổ sung đầu tư.

Chia sẻ thêm về chương trình tiêm chủng ‘mang tính lịch sử của Việt Nam’, lãnh đạo AmCham nhấn mạnh, các doanh nghiệp thành viên của tổ chức sẵn sàng phối hợp với Chính phủ Việt Nam với tư cách đối tác triển khai. AmCham cũng sẵn sàng hợp tác khi cần thiết.

“Chúng tôi cũng sẵn sàng và sẵn lòng hợp tác khi cần thiết trong những tháng tới, đặc biệt là trong quý 3 và quý 4/2021, thời điểm chúng tôi dự đoán phần lớn vaccine sẽ về Việt Nam”, bà Mary Tanowka nêu rõ.
Việt Nam hoàn tất tiêm thử nghiệm pha đầu của giai đoạn 3 đối với vaccine Nanocovax

Cùng với việc sẵn sàng tiếp nhận nguồn vaccine từ COVAX và với các đối tác nước ngoài, Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy nhanh quá trình thử nghiệm vaccine nội địa với những kết quả hết sức tích cực.

Nhân viên y tế mang mẫu tăm bông để xét nghiệm Covid-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Tin vui: Việt Nam gấp rút hoàn tất thử nghiệm Nanocovax, không lo thiếu vaccine

Cụ thể, ngày 22/6, Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng vừa cho biết đã hoàn thành tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine phòng Covid-19 Nanocovax trên 1.000 tình nguyện viên đầu tiên (pha đầu).

Cụ thể, phía Bắc do Học viện Quân y làm đầu mối triển khai; phía Nam do Viện Pasteur TPHCM làm đầu mối triển khai, phối hợp với các địa phương.

Trung tá, PGS.TS. Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân y cho biết, sau khi tiêm, sức khỏe các tình nguyện viên đều ổn định. Các y, bác sĩ đang tích cực gọi điện hướng dẫn, đôn đốc tình nguyện viên nhập dữ liệu nhật ký theo dõi điện tử hàng ngày (eDiary) về tác dụng phụ (nếu có) sau khi tiêm.

Theo ông Mến, trong đợt đầu giai đoạn thử nghiệm, 1.000 tình nguyện viên được tiêm theo tỷ lệ 6:1, tức 6 người tiêm vaccine, 1 người tiêm giả dược.

Nhân viên y tế tiêm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 cho tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm đợt 3 tại Học viện Quân y - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Việt Nam phê duyệt thử nghiệm Nanocovax giai đoạn 3, Tiền Giang giãn cách xã hội

Dự kiến các tình nguyện viên sẽ hoàn thành việc lấy máu xét nghiệm khả năng sinh miễn dịch vào ngày thứ 42 (D42) vào 30/7. Việc xét nghiệm các mẫu máu được tiến hành trong 1 tháng. Đến giữa tháng 9/2021, các nhà khoa học sẽ có báo cáo kết quả dữ liệu về an toàn và sinh miễn dịch.

Sau đợt tiêm đầu tiên này, Học viện Quân y sẽ tiếp tục tiêm thử nghiệm cho 12.000 người còn lại theo tỷ lệ 2:1, tức 2 người tiêm vaccine, 1 người tiêm giả dược.

Vaccine phòng Covid-19 Nanocovax được Học viện Quân y phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen phát triển từ tháng 5/2020, dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp.

Nanocovax trước đó đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng: Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18/12/2020; giai đoạn 2 từ ngày 26/2/2021. Riêng giai đoạn 3 chính thức từ ngày 11/6/2021.

Kết quả thử nghiệm 2 giai đoạn đầu cho thấy, 100% tình nguyện viên đều sinh miễn dịch tốt, với tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 99%. Vaccine “made in Vietnam” được đánh giá “tốt hơn cả mong đợi”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала