“May mắn”: Tính từ “xa lạ” trong từ điển phòng chống COVID-19 của Việt Nam

© AFP 2023 / Nhac NguyenCác nghệ sĩ đường phố vẽ bác sĩ trên tường ngôi nhà ở Hà Nội
Các nghệ sĩ đường phố vẽ bác sĩ trên tường ngôi nhà ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra bình luận chính thức về việc trang The New York Times của Mỹ có phát ngôn không đúng về tình hình phòng chống COVID-19 tại Việt Nam.

Ngày 2/6, trang tin The New York Times vừa có bài báo về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam. Trong đó có đoạn nêu rõ “Việt Nam từng tự hào về thành tích khoanh vùng dịch trong quá khứ nhưng giờ đây ổ dịch nhóm truyền giáo tại TPHCM và sự nổi lên của một biến thể virus chết người mới sẽ đặt dấu chấm hết cho may mắn trong quá khứ của Việt Nam”.

Quyết sách đúng đắn, cả nước đồng lòng

Chiều 24/6, tại họp báo thường kỳ theo hình thức trực tuyến, trả lời câu hỏi của Sputnik về bài báo nêu trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Là một người sinh sống và làm việc ở Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua, tôi nghĩ là bạn cũng chia sẻ quan điểm của tôi nói Việt Nam may mắn trong phòng, chống dịch bệnh là hoàn toàn không khách quan. Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, thì Việt Nam đã có những quyết sách, chiến lược, chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương”.

Chính quyền Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp kịp thời, quyết liệt, trong đó có những biện pháp lần đầu tiên được áp dụng trong công tác phòng chống dịch như: ngăn chặn sự lây lan từ bên ngoài bằng cách hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức khoanh vùng, dập dịch, truy vết người tiếp xúc với nguồn bệnh trong phạm vi phù hợp, kiểm soát chặt chẽ từ bên trong cách khu vực phong tỏa, cách ly những người lây nhiễm và những người có tiếp xúc gần với nguồn bệnh một cách hiệu quả.

“Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh bình thường mới, Bộ Y tế cũng đã đưa ra thông điệp 5K và gần đây nhất là 5K+vaccine để kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng thực hiện, chung sống an toàn với đại dịch. Việt Nam cũng tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ góp phần làm tăng cường hiệu quả của việc phát hiện, truy vết, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh”, bà Hằng nói.

Với quyết tâm, nỗ lực và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, người dân và đặc biệt là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, Việt Nam đã vượt qua 3 đợt bùng phát dịch bệnh. Phát huy những kinh nghiệm thành công trong việc đối phó với các đợt bùng phát dịch bệnh trước, cùng với sự hiểu biết và năng lực ngày càng cao của đội ngũ của nhân viên y tế và năng lực xét nghiệm, Việt Nam cũng đang từng bước kiểm soát được đợt bùng phát thứ 4, đồng thời cũng đảm bảo đời sống, sản xuất của người dân.

“Hiện nay, Việt Nam đang tích cực nhanh chóng triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả Chiến lược vaccine và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm vaccine trên phạm vi cả nước theo lộ trình phù hợp, khoa học và hiệu quả để tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng”, bà Hẳng thông tin tại buổi họp báo thường kỳ.

Những kết quả trong công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam vừa qua đã được cộng đồng quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều quốc gia đánh giá cao. Dư luận báo chí, kể cả báo chí Mỹ cũng nhận định Việt Nam là hình mẫu trong phòng chống dịch bệnh.

Sự ghi nhận của bạn bè quốc tế

Trước thành tựunỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến với COVID-19, nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã không đồng tình với cụm từ “may mắn” mà bài báo trên The New York Times đề cập.

“Bài báo này đã sai khi nói Việt Nam hết may mắn, bởi vì chẳng có may mắn nào ở đây cả. Chẳng có may mắn nào giúp cho Chính phủ Việt Nam giữ được số người nhiễm bệnh ở con số thấp như hiện nay. Đó là do Chính phủ Việt Nam sớm có ý thức, có chiến lược bài bản từ đầu” - Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.

Đồng tình với nhận xét trên, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam khẳng định:

“Những thành tựu chống dịch của Việt Nam đến từ sự triển khai hiệu quả và quyết liệt truy vết. Tôi tin rằng chỉ vài tuần nữa số lượng người nhiễm sẽ giảm xuống”.
“Không phải là may mắn mà là do chính sách và những hành động cụ thể. Họ không chứng kiến Chính phủ Việt Nam đã rất nhanh khoanh vùng dập dịch” - Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh.

Bài báo cũng nhắc tới cái gọi là biến chủng mới chết người phát hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên,Tiến sĩ Kidong Park, Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khẳng định không có biến chủng mới nào được phát hiện tại Việt Nam và loại tìm thấy thuộc nhóm biến chủng Delta.

7000 liều vaccine được triển khai tiêm trong đợt 2. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2021
Bộ Y tế đề nghị 10 tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19

“Tôi tin rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục có những quyết sách đúng đắn giống nhưng những gì Chính phủ đã thể hiện ở các đợt dịch trước. Trong khi đó, Chính phủ đã ký hợp đồng mua vaccine và vaccine sẽ về sớm thôi” - Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tin tưởng vào quyết sách và hành động cụ thể của Việt Nam.

Theo nhận định của Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, dù lần này số ca lây nhiễm tại Việt Nam cao nhất từ trước đến nay nhưng so với các nước có dân số bằng hoặc hơn 98 triệu người như Việt Nam thì tỷ lệ ca mắc trong đợt dịch thứ 4 này ở Việt Nam là rất thấp.

Trước sự nguy hiểm của biến thể Delta đang lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu, Việt Nam một lần nữa “thần tốc” khoanh vùng dập dịch, đồng thời nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp vaccine nhằm phục vụ mục tiêu đến hết tháng 12 năm nay sẽ cố gắng chủng ngừa 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала