Trình độ bảo quản tàu chiến và vũ khí đáng ngạc nhiên của Hải quân nhân dân Việt Nam

© Ảnh : Đoàn Mạnh Dương-TTXVNTàu Trường Sa 19 và Trường Sa 04 đưa Tổ Bầu cử sớm trên biển trở về cập cảng Lữ đoàn 171 Hải quân.
Tàu Trường Sa 19 và Trường Sa 04 đưa Tổ Bầu cử sớm trên biển trở về cập cảng Lữ đoàn 171 Hải quân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Đăng ký
Hải quân Việt Nam hiện đang có trong biên chế hai tàu chiến Mỹ với trang bị vũ khí hiện đại. Trong số đó, tàu HQ 501 và HQ 503 được vũ trang bằng các loại pháo phương Tây không giống với các hệ pháo từ Liên Xô/Nga.

Đặc biệt, cần phải nhấn mạnh rằng, trình độ bảo quản vũ khí cực kỳ chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện rõ nét ở pháo hạm Bofors 40mm và Oerlikon 20mm, là những loại pháo đang được trang bị cho 2 tàu 501 và 503.

Chiến lợi phẩm Việt Nam thu được sau ngày Giải phóng năm 1975

Hiện nay, đơn vị vận tải, đổ bộ chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam là Lữ đoàn 125, vùng 2 Hải quân (có tiền thân là Đoàn tàu không số).

Đây cũng là đơn vị sở hữu 2 con tàu đổ bộ lớn nhất của Quân chủng Hải quân mang số hiệu 501 và 503.

Được biết, hiện tại Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn còn sử dụng ít nhất hai tàu đổ bộ lớn có trọng lượng giãn nước đạt trên 3.600 tấn do Mỹ sản xuất.

Hải quân Nhân dân Việt Nam diễn tập phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2018
Tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam thăm hữu nghị Campuchia

Hai con tàu này vốn là chiến lợi phẩm mà Quân đội nhân dân Việt Nam thu được sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975. Cả hai đều là tàu đổ bộ xe tăng LST-542, ra đời trong thời gian Chiến tranh thế giới lần 2 do Hoa Kỳ sản xuất, với tên gọi USS Maricopa County (501) và USS Coconino County (503).

Đặc biệt, tàu HQ 501 (tàu Trần Khánh Dư) thuộc biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam, được tiếp quản từ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (con tàu từng thuộc biên chế của Hải quân Hoa Kỳ trước khi được bàn giao cho Việt Nam Cộng Hòa), đã từng tham gia vào chiến tranh biên giới Tây Nam (thực hiện nhiệm vụ vận tải cho Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 đổ bộ đường biển lên đất Campuchia giúp chính quyền Phnom Penh tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ năm 1979) và chiến dịch bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa (1988) ở Biển Đông.

© Ảnh : Steve Loomis, SN, US Naval Advisory Group VietnamTàu Trần Khánh Dư (HQ-501).
Trình độ bảo quản tàu chiến và vũ khí đáng ngạc nhiên của Hải quân nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Tàu Trần Khánh Dư (HQ-501).

Về thông tin kỹ thuật, lớp tàu đổ bộ tăng LST-542 có chiều dài 100 m, chiều rộng 15 m, lượng giãn nước đầy tải 4.080 tấn. Tàu có khả năng chuyên chở 1.600 - 1.900 tấn hàng hóa.

Sau vài thập kỷ hoạt động, cả 2 con tàu 501 và 503 vẫn đang là phương tiện hỗ trợ phục vụ rất đắc lực trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam.

Trong quá trình sử dụng, Quân đội Việt Nam cũng đã có những bước đồng bộ và hiện đại hóa đối với tàu 503.

Bằng trí tuệ, bản lĩnh, năng lực và tinh thần ham học hỏi, Việt Nam đã sửa chữa, thay thế kết cấu thân vỏ và bảo dưỡng trang thiết bị máy móc của tàu.

Toàn bộ quy trình này được thực hiện tại Nhà máy X51 trong giai đoạn 2017-2018, dự kiến cho phép kéo dài thời gian hoạt động của tàu thêm 12 - 15 năm.

Hải quân Việt Nam đảm bảo vận hành tốt vũ khí trên tàu HQ 501 và HQ 503

Do được đóng bởi Hoa Kỳ, cả 2 con tàu này đều được vũ trang bằng các loại pháo khác với những con tàu khác trong biên chế, được đóng bởi Liên Xô cũ hoặc Nga ngày nay.

Theo đó, 2 tàu được trang bị pháo Bofors 40mm nòng đôi, Bofors 40mm nòng đơn và pháo Oerlikon 20mm.

Trước đó, trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới thứ 2, pháo Bofors 40mm từng rất phổ biến với quân đội phe Đồng minh.

HQ-016 Quang Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2021
Điều gì ẩn sau việc Việt Nam điều tàu chiến 016 Quang Trung ra diễn tập ở Biển Đông

Ở cả 2 con tàu trên, 2 tháp pháo Bofors 40mm nòng đôi được bố trí phía trước mũi và sau đuôi tàu, trong khi 2 pháo Bofors 40mm nòng đơn thì được lắp đặt 2 bên tàu.

Loại pháo còn lại trên tàu 501 và 503 là pháo Oerlikon 20mm. Không giống như pháo Bofors chỉ phổ biến trong quân đội phe Đồng minh, pháo Oerlikon được sử dụng ở cả phe Đồng minh lẫn phe Phát-xít. Pháo được lắp trên tàu chủ yếu dùng vào mục đích phòng không hoặc tiêu diệt các tàu, xuồng cỡ nhỏ.

Do các khẩu pháo này đều còn hoạt động tốt, quân đội Việt Nam quyết định giữ nguyên bản lắp trên cả 2 tàu 501 và 503 chứ không đổi sang hệ pháo Liên Xô/Nga.

Hải quân Việt Nam luôn đảm bảo cơ số đạn cho các khẩu pháo trên, sẵn sàng phục vụ hoạt động huấn luyện và chiến đấu.

Hiện tại, cả hai phiên bảo pháo Bofors 40mm được quân đội Việt Nam sử dụng đều có chiều dài nòng gấp 60 lần đường kính L60, sử dụng với cỡ đạn 40x311mmR chung với pháo phòng không tự hành M42 Duster, cũng là vũ khí thu được sau giải phóng năm 1975.

Loại đạn pháo kích cỡ này hiện nay còn lại rất ít vì các pháo Bofors 40mm đời mới đều là loại có chiều dài nòng gấp 70 lần đường kính, sử dụng cỡ đạn khác là 40x365mmR.

Tương tự, pháo Oerlikon 20mm mà Việt Nam đang sử dụng là loại có chiều dài nòng gấp 70 lần đường kính L70, với cỡ đạn 20x110mmRB.

Trong khi đó, pháo Oerlikon 20mm hiện đại có chiều dài gấp 85 lần đường kính L85, sử dụng cỡ đạn 20x128mm.

Vì vậy, có thể cơ số đạn 40mm và 20mm mà quân đội Việt Nam thu được sau năm 1975 còn khá nhiều nên vẫn đảm bảo cho các loại vũ khí này sử dụng.

Việc duy trì 2 tàu 501 và 503 và nhiều phương tiện, vũ khí khác trong điều kiện hoạt động hoàn hảo sau nhiều năm đã cho thấy khả năng bảo quản, bảo dưỡng khí tài rất tốt của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lữ đoàn 125 huấn luyện, bắn đạn thật trên biển: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân đã hoàn thành tốt đợt điểm tra sát hạch và bắn đạn thật trên biển đợt 1/2021 bất chấp sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Tham gia đợt huấn luyện, kiểm tra sát hạch và bắn đạn thật lần này có 4 tàu gồm các tàu HQ 501, HQ 503, Trường Sa 02 và Trường Sa 19.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Việt Nam lên tiếng về việc điều tàu chiến ra Trường Sa, tình hình Biển Đông

Nội dung huấn luyện bao gồm Huấn luyện thả, vớt thủy lôi; bắn đạn thật đơn tàu bài 4C, 4D và bắn súng tiểu liên AK, trung liên RPD ban ngày, ban đêm…

Theo chia sẻ của Thượng tá Lê Hồng Quang, Phó Chính ủy Lữ đoàn với báo Hải quân trong bài viết “Luyện giỏi, bắn trúng ở Lữ đoàn 125” cho biết, ngay sau khi có kế hoạch huấn luyện, kiểm tra sát hoạch K2 trên biển và bắn đạn thật, cấp ủy các cấp đã ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo và quán triệt sâu sắc tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ.

Cùng với đó, đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua luyện giỏi, bắn trúng để tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp toàn đơn vị.

“Từng cán bộ, đảng viên và chiến sĩ phải đăng ký quyết tâm thực hiện các nội dung thi đua sát với chức trách, nhiệm vụ được giao”, Thượng tá Lê Hồng Quang nhấn mạnh.

Theo Phó Chính ủy Lữ đoàn 125, để công tác chuẩn bị huấn luyện đạt kết quả tốt nhất, Lữ đoàn đã thực hiện phương châm “cán bộ làm mẫu, bộ đội làm theo”.

Thượng tá Quang nêu rõ, tất cả cán bộ từ cấp ngành đến cấp tàu đều phải gương mẫu tự học, tự rèn trong suốt quá trình huấn luyện.

“Ai chưa nắm được lý thuyết thì tự nghiên cứu ngoài giờ, chưa thuần thục về thực hành thì tự rèn thêm ngoại khóa. Đơn vị nào chưa có kế hoạch cụ thể, tỷ mỷ thì cơ quan tham mưu chưa phê duyệt để huấn luyện. Tất cả được thực hiện thống nhất từ trên xuống dưới và ngược lại”, Phó Chính ủy Lữ đoàn Lê Hồng Quang cho biết.

Đáng chú ý, vị lãnh đạo cũng cho hay, chỉ huy đơn vị đưa các tình huống huấn luyện vào điều kiện khó khăn, khắc nghiệt để rèn bộ đội về bản lĩnh chiến đấu, mưu trí trong xử lý tình huống. Đặc biệt, trong quá trình huấn luyện, đơn vị đã thực hiện nghiêm quy định 5K và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Tàu  016 Quang Trung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Việt Nam cử tàu chiến ra Trường Sa: Khẳng định chủ quyền trước Trung Quốc?

Bên cạnh đó, nhằm chuẩn bị cho đợt sát hạch trên biển và bắn đạn thật lần này đạt kết quả tốt, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã chủ động phân loại đối tượng huấn luyện, đánh giá lại thực lực của từng đơn vị để có kế hoạch huấn luyện bổ sung, huấn luyện thêm cho cá nhân cũng như tập thể. Các đối tượng đều được kiểm tra sát hạch tại bến, đặc biệt là việc nắm về quy tắc an toàn để xem có đủ điều kiện bước vào huấn luyện và bắn đạn thật không? Chỉ huy các cấp kiên quyết không để các đơn vị và cá nhân không đủ điều kiện lên tàu ra khơi huấn luyện.

“Khi các tàu vừa đến phao số 0, chúng tôi bắt đầu có cảm giác say sóng, lên đài chỉ huy tìm hiểu mới biết sóng biển đang ở cấp 4 đến cấp 6. Dù sóng gió lớn nhưng không ảnh hưởng đến tiến trình huấn luyện của biên đội”, Thượng tá Quang nói.

Tình huống thực hành huấn luyện được chia thành các giai đoạn từ luyện tập thành lập đội hình đến thả, vớt thủy lôi; bắn đạn thật các loại súng, pháo...

Mỗi khi khẩu lệnh bắn phát ra, từng loạt đạn bắt đầu nổ giòn giã và kết quả báo bia cho biết các mục tiêu đều bị hạ ngay từ loạt đạn đầu.

“Các tình huống thả, vớt thủy lôi cũng được các cán bộ, chiến sĩ trên các tàu thực hiện thành thạo và bảo đảm an toàn tuyệt đối”, Phó Chính ủy Lữ đoàn 125 khẳng định.

Đại úy Cao Anh Lê Phương, Thuyền trưởng Tàu Trường Sa 19 cho biết, khi khẩu lệnh phát ra là đạn trúng mục tiêu ngay. Nhờ thường xuyên tổ chức tập luyện nghiêm túc nên cán bộ, chiến sĩ xử trí tình huống bắn nhanh, chính xác.

“Trong mỗi động tác, từng khẩu lệnh tôi đều chỉ huy dứt khoát để củng cố tâm lý cho bộ đội, vững tin vào vũ khí trang bị kỹ thuật, thao tác nhanh, bắn trúng mục tiêu”, Thuyền trưởng Tàu Trường Sa 19 vui mừng chia sẻ.

Cũng theo Đại úy Phương, trong toàn bộ quá trình huấn luyện, tất cả đều cảm nhận được sự vượt khó của mỗi cán bộ, chiến sĩ trước yêu cầu cao của các bài bắn, sự khắc nghiệt của sóng gió, thời tiết.

“Trình độ chỉ huy của cán bộ, trình độ khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật của bộ đội đều thể hiện thuần thục và chuẩn xác. Các bộ phận có sự hiệp đồng chặt chẽ, xử trí linh hoạt, vận dụng tốt giữa kỹ thuật và chiến thuật, khả năng tác chiến ban đêm, trong điều kiện thời tiết phức tạp”, Đại úy Cao Anh Lê Phương nhấn mạnh.

Kết quả đợt huấn huyện, kiểm tra sát hạch K2 và bắn đạn thật trong đội hình Cụm Lực lượng Hải quân 2, theo Thượng tá Nguyễn Đình Lịch, Phó Lữ đoàn Trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn cho biết, 100% bài bắn xếp loại Khá, Giỏi (trên 50% Giỏi), đơn vị xếp loại Giỏi và bảo đảm an toàn về mọi mặt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала