Việt Nam lên tiếng sau 5 năm Trung Quốc thua kiện Philippines ở Biển Đông

© Ảnh : TTXVN phátNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Đăng ký
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông (chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa) nhân kỷ niệm 5 năm Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế PCA ở La Haye (Hà Lan) xử Philippines thắng kiện Trung Quốc.

Các nước đồng loạt lên án Trung Quốc vẫn tiếp tục o ép, bắt nạt và đe dọa các nước láng giềng có chung tranh chấp ở Biển Đông, liên tục có những hành động đơn phương, gây hấn, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng các quyền của mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ.

Việt Nam bình luận về vụ kiện của Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông

Nhân kỷ niệm 5 năm ngày Tòa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết khẳng định phần thắng trong vụ kiện của Philippines đối với chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông 12/7/2016, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng đưa ra tuyên bố liên quan.

Cần nhắc lại, việc Philippines giành được chiến thắng trong vụ kiện về chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông là một phán quyết lịch sử.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc điều tàu nghiên cứu lớn nhất đến Biển Đông

Đến nay, dù Trung Quốc chưa bao giờ công nhận phán quyết cuối cùng của Tòa PCA, nhưng đây vẫn là dấu mốc quan trọng và cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, tránh đụng độ, xung đột trực diện giữa các bên.

Theo đó, trả lời báo chí yêu cầu đưa ra bình luận của Việt Nam nhân dịp vừa tròn 5 năm ngày Tòa Trọng tài quốc tế ra Phán quyết cuối cùng vụ kiện ở Biển Đông, trong thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng một lần nữa tái khẳng định lập trường của Hà Nội về giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề này rất rõ ràng và nhất quán.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh đến nguyên tắc “không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực”, đồng thời, nêu bật tầm quan trọng của việc giải quyết các bất đồng  bằng các giải pháp, biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước) UNCLOS 1982.

“Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước và quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam đề nghị tất cả bên liên quan tôn trọng và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình được quy định trong Công ước”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao cũng khẳng định, Việt Nam đề nghị các bên cùng nhau hợp tác, đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không và trật tự ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.

Chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông

Trong thông cáo phát đi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã “khôn khéo” lồng ghép thông điệp nhất quán, tuyên bố chủ quyền rõ ràng và kiên định của Hà Nội đối với vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, nhất là đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

“Nhân dịp này, Việt Nam cũng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định trên cơ sở Công ước”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Như Sputnik Việt Nam đã nhiều lần đề cập, sự kiện ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra Phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông sau hơn 3 năm thụ lý.

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Việt Nam có kế hoạch sử dụng “Mỹ nhân kế” trên Biển Đông?

Đây được coi là phán quyết lịch sử ở Biển Đông, phủ nhận hoàn toàn cái gọi là quyền lịch sử, quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò).

Điểm đáng chú ý chính là việc Tòa Trọng tài PCA đưa ra là Trung Quốc không có quyền lịch sử ở Biển Đông.

“Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn”, Tòa Thường trực PCA nêu rõ.

Tòa Quốc tế cũng khẳng định dù ngư dân Trung Quốc từng đến một số đảo trong quá khứ, nhưng trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ “thực hiện quyền kiểm soát đặc quyền đối với vùng nước và nguồn tài nguyên xung quanh”.

© AFP 2023 / Ted Aljibe Quần đảo Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng sau 5 năm Trung Quốc thua kiện Philippines ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc vẫn ‘bắt nạt’ láng giềng ở Biển Đông

Đáp trả lại phán quyết của của Tòa PCA khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài, khẳng định các đảo, đá mà nước này đang kiểm soát có vùng đặc quyền kinh tế và ngư dân nước này đã hoạt động trong khu vực suốt 2.000 năm qua.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự và phát biểu tại hội nghị trực tuyến An ninh Quốc tế Moscow (Liên Bang Nga) lần thứ 9. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Thượng tướng Phan Văn Giang nói về chính sách quốc phòng Việt Nam và Biển Đông

Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đồng thời luôn lớn tiếng cho rằng, các động thái của Bắc Kinh đều “hợp pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Nhân dịp kỷ niệm 5 năm phán quyết lịch sử của Tòa PCA, cùng với Việt Nam, nhiều nước đã ra tuyên bố.

Theo đó, rạng sáng nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo báo chí nhân dịp kỷ niệm 5 năm Tòa Thường trực ở La Haye ra phán quyết lịch sử về Biển Đông.

Theo đó, thông cáo của Mỹ nhấn mạnh lập trường tự do của các vùng biển là lợi ích lâu dài của tất cả các quốc gia, đồng thời có ý nghĩa sống còn đối với hòa bình và thịnh vượng toàn cầu.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế từ lâu đã được hưởng lợi nhờ một trật tự hàng hải dựa trên luật pháp, nơi luật pháp quốc tế, như thể hiện trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, quy định khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên các đại dương và vùng biển.

“Bộ luật quốc tế này đặt nền tảng cho các hoạt động và hợp tác phạm vi quốc gia, khu vực, toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải, đồng thời đóng vai trò then chốt đối với việc đảm bảo dòng thương mại toàn cầu tự do lưu thông”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định.

Đáng chú ý, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng “không có nơi nào trên thế giới trật tự hàng hải dựa trên luật pháp lại đang bị đe dọa lớn hơn ở Biển Đông”.

“Trung Quốc đang tiếp tục dồn ép và đe dọa các nước Đông Nam Á ở Biển Đông, đe dọa tự do hàng hải ở tuyến đường thủy quốc tế trọng yếu này”, chính quyền Hoa Kỳ khẳng định.

Trong thông cáo lần này, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ của nước này với luật pháp quốc tế, ngừng lối hành xử gây hấn, đồng thời có những bước đi nhằm bảo đảm với cộng đồng quốc tế rằng Bắc Kinh tôn trọng trật tự hàng hải dựa trên luật pháp.

“Bắc Kinh cần tôn trọng các quyền của mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu bật.

Trên Twitter cá nhân, cũng nhân dịp 5 năm phán quyết của PCA, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác trong việc bảo vệ các quyền trên biển và vì sự tự do của vùng biển và tuyến hàng hải này.

Canada: Các bên cần kiềm chế ở Biển Đông

Canada cũng đưa ra tuyên bố về vụ kiện ở Biển Đông. Trong thông cáo phát đi, chính quyền Canada khẳng định sự cần thiết của tất cả các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài, coi đây là cơ sở để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

“Tất cả các bên trong khu vực phải thể hiện sự kiềm chế và tránh hành động đơn phương, vì điều này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng và đe dọa sự ổn định của khu vực”, Bộ Ngoại giao Canada nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Lật Chiến Thư - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Việt – Trung ‘tăng tin cậy chính trị, kinh tế’ nhưng không thể ‘bỏ qua’ Biển Đông
Canada cũng lo ngại trước hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi các nước tuân thủ cam kết trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 2002.

Đáng chú ý, Canada ủng hộ quốc gia ASEAN và Trung Quốc đàm phán để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhấn mạnh thỏa thuận không được vi phạm các quyền của các bên liên quan theo luật pháp quốc tế hoặc làm phương hại đến quyền của các bên thứ ba.

“Canada ủng hộ các quyền thương mại tự do, hàng hải và hàng không hợp pháp, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan ở Biển Đông, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”, chính quyền Ottawa nêu rõ.
Nhật Bản phản đối yêu sách chủ quyền ở Biển Đông trái với UNCLOS

Trong thông cáo đưa ra hôm nay, Bộ Ngoại giao Nhật Bản một lần nữa kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế PCA năm 2016 trong vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc ở Biển Đông.

Tokyo phản đối mọi yêu sách, hành động, tuyên bố chủ quyền nào ở Biển Đông trái với quy định của UNCLOS 1982.

Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đề nghị các bên cần tuân thủ phán quyết của Tòa PCA.

“Đây là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên liên quan tới tranh chấp dựa trên các điều khoản của UNCLOS”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu rõ.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Việt Nam nói rõ quan điểm nhất quán của mình về vấn đề Biển Đông
Ngoại trưởng Nhật cũng khẳng định tất cả các yêu sách ở Biển Đông cần phải dựa trên các điều khoản liên quan của UNCLOS. Nhật Bản một lần nữa phản đối các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trái với quy định của UNCLOS.

Chính quyền của ông Suga Yoshihide cũng đặc biệt quan ngại sâu sắc về tình hình hiện nay, đồng thời tái khẳng định phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.

“Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các quốc gia liên quan để duy trì và tăng cường trật tự hàng hải dựa trên thượng tôn pháp luật và hiện thực hóa “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ”, Ngoại trưởng Motegi khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала