- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam bước vào thử thách lớn nhất trong cuộc chiến chống COVID-19

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế quận Hoàn Kiếm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp có nguy cơ cao tại khu vực liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại phố Hàng Mắm (phường Lý Thái Tổ) ngày 18/7/2021.
Nhân viên y tế quận Hoàn Kiếm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp có nguy cơ cao tại khu vực liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại phố Hàng Mắm (phường Lý Thái Tổ) ngày 18/7/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2021
Đăng ký
Việt Nam đang ở vào bước ngoặt lớn nhất, thử thách lớn nhất trong công cuộc chống đại dịch COVID-19.

Trước tình hình dịch bệnh lan rộng nghiêm trọng ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021, theo đó bổ sung thêm 16 tỉnh vào diện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Thời gian bắt đầu thực hiện không muộn hơn 0h 00 ngày 19/7/2021. 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện biện pháp cách ly xã hội cứng rắn nhất Việt Nam hiện nay để phòng chống dịch.

Hơn nữa Bộ Y tế đang chuẩn bị kỹ phương án ứng phó đại dịch theo ba cấp độ: 100.000 ca Covid-19; 200.000 ca và cao nhất 300.000 ca.

Các lực lượng phải kiềm chế dịch ở mức thấp nhất có thể

Ba tỉnh, thành phố đã thực hiện cách ly xã hội trước ngày 19/7/2021, tiếp tục thực hiện cách ly xã hội. Đó là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Độ an toàn của vaccine do Việt Nam sản xuất Nanocovax ra sao?

Mười sáu tỉnh, thành phố được bổ sung vào diện thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 gồm có: Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

“Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là quyết định rất khó khăn nhưng rất cần thiết trong tình hình hiện tại, Đây là biện pháp quyết liệt nhất của Chính phủ Việt Nam trong đợt dịch thứ tư và là biện pháp quyết liệt thứ hai kể từ tháng 3/2020 đến nay, chỉ đứng sau biện pháp cách ly toàn quốc theo Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020. Lý do chính yếu nhất của việc cách ly xã hội 19 tỉnh phía Nam đang có tốc độ, cường độ lây nhiễm COVID-19 cao là không chỉ bảo vệ an toàn cho chính các địa phương, mà còn bảo vệ khu vực lân cận khác có nguy cơ thấp hơn”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Trong Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021, Chính phủ Việt Nam cũng nêu lên ba trọng tâm khi thực hiện cách ly xã hội đối với 19 tỉnh, thành phố là:

  • Ưu tiên trên hết việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe nhân dân.
  • Đảm bảo hệ thống y tế không bị quá tải bởi hệ thống y tế không chỉ chữa cho người mắc COVID-19 mà còn điều trị các bệnh khác cho người dân.
  • Do chưa có đủ vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng nên các lực lượng phải kiềm chế dịch ở mức thấp nhất có thể.

Phương án ứng phó đại dịch theo ba cấp độ

Trong khi Indonesia đang lên kịch bản cho tình huống có 100.000 ca nhiễm mỗi ngày thì Việt Nam cũng đang lên kịch bản, chuẩn bị cho 3 tình huống 100.000 ca Covid-19; 200.000 ca và cao nhất 300.000 ca nhiễm COVID-19. Ngày 17/7, Thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu Bộ Y tế đều này ngày 17/7, đồng thời ông cũng lưu ý việc xây dựng kịch bản cao hơn để không tránh bị động, khi tình huống xấu hơn nữa.

“Bộ Y Tế, Bộ Quốc Phòng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương Và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được giao những nhiệm vụ rất cụ thể. Theo đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về trang thiết bị, vật tư y tế; hướng dẫn cách ly xã hội; lên phương án tăng cường năng lực điều trị tại từng địa phương; bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời máy thở, oxy,...; Bộ Quốc chị trách nhiệm huy động lực lượng, trong đó có dân quân tự vệ, tham gia đảm bảo vận chuyển lương thực, hàng thiết yếu; xây dựng bệnh viện dã chiến; triển khai chiến dịch tiêm vaccine; Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm đảm bảo xe vận tải thông suốt giữa các địa phương, có phương án thống nhất kiểm soát người và phương tiện trên các địa bàn giãn cách; Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu cho người dân, nhất là người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, mất việc làm. Theo tôi, việc cụ thể hóa rõ ràng nhiệm vụ của từng Bộ là rất quan trọng và hợp lý”, - TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.

Còn các địa phương thì cũng chuẩn bị để đối phó với tình hình khi ca nhiễm trong cả nước lên hơn 100 nghìn. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh tập trung toàn lực để tới cuối tháng 8/2021 có thể đưa hai bệnh viện dã chiến quy mô lớn bằng loại nhà tiền chế (Móng-sàn bê tông, khung-dầm thép, vách thạch cao, trần nhựa, mái tôn) vào hoạt động gồm Bệnh viện dã chiến Bình Chánh có quy mô 3.500 giường bệnh và Bệnh viện dã chiến Quận 7 có quy mô 2.830 giường bệnh.

© Ảnh : Xuân Triệu - TTXVNNhân viên y tế chuẩn bị sẵn sàng thiết bị, vật tư để xử lý những trường hợp sốc phản vệ sau tiêm chủng.
Việt Nam bước vào thử thách lớn nhất trong cuộc chiến chống COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2021
Nhân viên y tế chuẩn bị sẵn sàng thiết bị, vật tư để xử lý những trường hợp sốc phản vệ sau tiêm chủng.
“Cộng với các bệnh viện dã chiến số 2, 3. 4, 5, 6 (mỗi cơ sở từ 500 đến 800 giường bệnh) cùng với Bệnh viện dã chiến Củ Chi (300 giường, 10 giường ICU), Bệnh viện COVID-19 Củ Chi (500 giường, 20 giường ICU), Bệnh viện COVID-19 Cần Giờ (600 giường, 20 giường ICU), Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh (400 giường, 40 giường ICU), Bệnh viện Trưng Vương (1.000 giường, 100 giường ICU), Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (500 giường, 60 giường ICU) Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh (80 giường, 20 giường ICU), Bệnh viện Chợ Rẫy (100 giường ICU) … TP Hồ Chí Minh có năng lực điều trị cùng lúc 14.4800 bệnh nhân COVID-19 theo kịch bản xấu nhất. Các bệnh viện dã chiến số 7, 8, 9 tại khu tái định cư Thủ Thiêm cũng được gấp rút chuyển đổi công năng để hoạt động trong tháng 8/2021”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng chia sẻ thông tin với Sputnik.

Test nhanh Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2021
Vì sao Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không nên mua bộ test nhanh Covid-19 trên mạng?
Về cơ sở vật chất phục vụ điều trị, ngoài việc thiết lập các bệnh viện dã chiến, các tỉnh, thành cũng chú trọng khai thác, sử dụng các loại thuốc Đông dược, Nam dược… để bổ sung cho nguồn dược liệu phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19; chuẩn bị hàng nghìn máy thở không xâm nhập và xâm nhập, chuẩn bị đủ lượng Oxy cần thiết cho vài trăm ca từ nặng đến nguy kịch; thiết lập các trung tâm, các phòng điều trị hồi sức tích cực (ICU), bao gồm cả các phòng áp lực âm để điều trị các ca bệnh từ rất nặng đến nguy kịch. Các tỉnh bố trí tối thiểu ở bệnh viện cấp tỉnh, khu vực và cấp huyện phải có hệ thống oxy trung tâm để đảm bảo thở mặt nạ, thở oxy dòng cao.

“Căn cứ số liệu thống kê của Tiểu ban điều trị chúng ta thấy rằng, tỷ lệ bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ vẫn chiếm trên 80%; số ca thở oxy gọng kính chiếm 5,3%; thở máy không xâm nhập chiếm 0,17%; thở máy xâm nhập 1,3% và can thiệp ECMO là 0,2% và số tử vong hiện nay là 0,55%. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 yêu cầu thiết lập mô hình 4 cấp điều trị thống nhất trong toàn quốc”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

4 cấp điều trị thống nhất trong toàn quốc

4 cấp điều trị thống nhất trong toàn quốc là:

  • Cấp 1: Điều trị các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Các trung tâm y tế cấp huyện, thậm chí các trạm y tế cấp xã có thể điều trị được.
  • Cấp 2: Điều trị các bệnh nhân có triệu chứng đáng kể, có các bệnh nền mãn tính, có dấu hiệu suy giảm sức khỏe do nhiễm virus, có khả năng tăng nặng các triệu chứng sau thời gian 7 đến 8 ngày điều trị nhưng không giảm.
  • Cấp 3: Điều trị các bệnh nhân có triệu chứng nặng, có dấu hiệu của “bão cytokine” kèm theo ho, sốt, khó thở kéo dài, cần đượ trợ giúp bằng máy thở không xâm nhập và trợ thở oxy gọng kính.
  • Cấp 4: Điều trị các bệnh nhân có triệu chứng rất nặng và tình trạng nguy kịch, phải chỉ định sử dụng máy trợ thở xâm nhập, chỉ định sử dụng tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO).v.v… Chỉ các trung tâm hồi sức tích cực (ICU) dã chiến hoặc các bệnh viện tuyến cuối mới có đủ năng lực thực hiện cấp điều trị này.
“Về phương pháp điều trị cũng có những thay đổi: Đối với những bệnh nhân sau 10 ngày nhập viện không có triệu chứng, đồng thời có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp (giá trị CT >=30), thì được xuất viện về nhà vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày. Trong phác đồ điều trị mới nhất, Bộ Y tế cho phép các cơ sở y tế sử dụng thuốc chống đông máu corticoid sớm trên các bệnh nhân có diễn biến trung bình ngay cả khi không làm được xét nghiệm đông máu, đồng thời có thể xem xét sử dụng kháng thể đơn dòng với bệnh nhân nặng khi Hội đồng chuyên môn cho phép”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng tiếp tục chia sẻ thông tin với Sputnik.

Sáng 20/7, Việt Nam ghi nhận 2.154 ca nhiễm COVID-19 tại 24 tỉnh thành, nâng tổng số ca nhiễm trong nước từ ngày 27/4 lên 56.479.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế quận Hoàn Kiếm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp có nguy cơ cao tại khu vực liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại phố Hàng Mắm (phường Lý Thái Tổ) ngày 18/7/2021.
Việt Nam bước vào thử thách lớn nhất trong cuộc chiến chống COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2021
Nhân viên y tế quận Hoàn Kiếm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp có nguy cơ cao tại khu vực liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại phố Hàng Mắm (phường Lý Thái Tổ) ngày 18/7/2021.

Việt Nam đang ở vào bước ngoặt lớn nhất, thử thách lớn nhất trong công cuộc chống đại dịch COVID-19. Từ nay cho đến cuối năm 2021, khi dự kiến đạt được miễn dịch cộng đồng với ít nhất 70% dân số được tiêm vaccine, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam vẫn còn phức tạp và chưa thể sớm “lắng xuống” như ba đợt dịch trước. Tuy nhiên, việc giãn cách xã hội đối với 19 tỉnh, thành phố phía Nam cùng với việc điều chỉnh chiến lượng phòng ngừa và điều trị là một bước đi quan trọng để ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch bệnh. Kèm theo đó là công tác xét nghiệm cũng được đẩy lên cường độ rất cao song song với công tác truy vết thủ công để truy tìm, nắm bắt và đưa các F0 khỏi cộng đồng một cách sớm nhất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала