Quốc hội Việt Nam xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNQuang cảnh phiên họp chiều 25/7
Quang cảnh phiên họp chiều 25/7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Đăng ký
Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam phải xem xét và quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp - một vấn đề đặc biệt khẩn cấp trong thời bình.

Nhiệm vụ chính của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Việt Nam khóa XV

Đến sáng nay 27/7 kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Việt Nam khóa XV đã hoàn thành được hơn một nửa chương trình làm việc. Trong đó, có những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng:

  • Xây dựng chương trình làm việc toàn khóa mà quan trọng nhất là Chương trình hoạt động lập pháp và giám sát hành pháp, chức năng đặc trưng và quan trọng hàng đầu của bất kỳ cơ quan quốc hội nào trên thế giới. Đây cũng là sự triển khai hoạt động “cải cách thể chế”, một trong ba lĩnh vực cần có sự đột phá mà Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.
  • Kiện toàn bộ máy lãnh đạo về lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan chức năng quản lý nhà nước khác theo quy định của Hiến pháp Việt nam 2013. Trong đó, nhiệm vụ bầu cử và phê chuẩn nhân sự lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và các cơ quan chức năng tham mưu, chức năng quản lý nhà nước, chức năng kiểm soát về lập pháp, hành pháp và tư pháp là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
  • Xem xét và giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên của Quốc hội cũng như giải quyết các vấn đề cấp bách, đột xuất mới phát sinh.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNQuang cảnh phiên họp
Quốc hội Việt Nam xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Quang cảnh phiên họp
“Đây là một khối lượng công việc rất lớn trong khi kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV diễn ra dưới “sức ép” của tình hình dịch bệnh COVID-19. Dù phải rút ngắn thời gian họp còn 11 ngày (20/7 đến 3/8) nhưng Quốc hội Việt Nam vẫn đồng lòng làm việc cả trong những ngày nghỉ Thứ Bảy và Chủ Nhật để một số đại biểu còn trở về lo công tác phòng chống dịch tại địa phương. Điều này là một minh chứng thể hiện quyết tâm và sự nhất trí cao của Quốc hội Việt Nam khóa XV ngay từ kỳ họp đầu tiên”, - Chuyên gia về những vấn đề đối nội Hồng Long bình luận với Sputnik.

Vấn đề đột xuất đặc biệt quan trọng

Phòng chống đại dịch COVID-19 là vấn đề đột xuất đặc biệt quan trọng của kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa XV.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Tân Chủ tịch nước tuyên thệ: "Quyết tâm của Chính phủ về một Việt Nam quyết thắng đại dịch Covid-19"
Từ cuối tháng 4/2021, đợt dịch COVID-19 thứ tư đã bùng phát tại Việt Nam với biến thể Delta đã gây ra số lượng lây nhiễm lớn gấp nhiều lần các đợt dịch trước đó cộng lại. Tính đến ngày 26/7/2021, tổng số lây nhiễm ở Việt Nam đã lên tới 106.347 ca (0,108% dân số) và 524 ca tử vong liên quan đến COVID-19 ( 0,49% số ca nhiễm). Từ ngày 16/72021 Chính phủ Việt Nam đã buộc phải thực hiện giãn cách xã hội ở mức độ cao theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với 19 tỉnh, thành phố Nam Bộ và Nam Trung Bộ và áp dụng các biện pháp xét nghiệm với tiêm phòng tối đa với lượng vaccine hiện có. Nhưng thực trạng là số ca nhiễm vẫn tăng lên.

“Từ ngày 16/7/2021, số ca nhiễm COVID-19 đã tăng trở lại ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Từ ngày 26/7/2021, TP Hồ Chí Minh đã phải áp dụng biện pháp cấm người dân ra đường từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, một biện pháp còn cứng rắn hơn cả Chỉ thị 16. Thủ đô Hà Nội và một số địa phương phía Bắc cũng đã áp dụng Chỉ thị 16 từ ngày 24/72021”, - Chuyên gia Hồng Long chia sẻ thông tin với Sputnik.

Trước tình hình nói trên, đại biểu Quốc hội khóa XV đã thống nhất với đề nghị của Chính phủ đưa vấn đề phòng chống COVID-19 vào chương trình nghị sự của kỳ họp cũng như đưa vấn đề này vào thành phần của nghị quyết kỳ họp.

“Ngày 24/7/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Quốc hội cần cho phép Chính phủ áp dụng những biện pháp chống dịch như trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp. Vì nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến kinh tế, an ninh trật tự... nên chỉ có Quốc hội mới có thể ban hành các biện pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội khác với quy định của luật hoặc chưa được luật hiện hành quy định trong những trường hợp cần thiết mới có thể sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, đưa đất nước, cuộc sống của người dân trở về trạng thái “bình thường mới”, - Chuyên gia Hồng Long thông tin cho Sputnik.
© AFP 2023 / Huu KhoaMàn hình điện tử trước Nhà hát Lớn Sài Gòn hiển thị thông báo về cuộc chiến chống Covid-19 vào ngày đầu phong toả ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Màn hình điện tử trước Nhà hát Lớn Sài Gòn hiển thị thông báo về cuộc chiến chống Covid-19 vào ngày đầu phong toả ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
“Đó là lý do để Chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội khóa XV đưa nội dung về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV để có cơ sở pháp lý vững chắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đề nghị nói trên được sự đồng tình của rất nhiều đại biểu Quốc hội thuộc các đoàn TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Hậu Giang, Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Nội,v.v… trong quá trình thảo luận Tờ trình của Chính phủ được gửi đến ngay trong đêm 23/7/2021”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2021
Quốc hội khoá XV: Không gì quan trọng bằng phòng, chống dịch Covid-19 lúc này
Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam phải xem xét và quyết định một vấn đề đặc biệt khẩn cấp như vậy trong thời bình.

Cũng theo chuyên gia Hồng Long, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều tìm được tiếng nói chung khi cho rằng, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng hiện nay, phải dứt khoát chống dịch với các biện pháp quyết liệt nhất để ưu tiên trước hết và trên hết việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân rồi mới có thể tính đến việc phục hồi và phát triển kinh tế.

Theo Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Quốc hội Việt nam sẽ dành một phần riêng trong Nghị quyết kỳ họp thứ nhất để đề cập đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, sẽ trao quyền hạn cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như khi ban bố tình trạng khẩn cấp, để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh; đồng thời sẽ tăng cường công tác giám sát, mục tiêu là mọi giải pháp thực thi phải bảo đảm hiệu quả cao nhất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала