- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Thủ tướng thừa nhận chống dịch Covid-19 ở Việt Nam ‘chưa hiệu quả như mong muốn’

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính thừa nhận, dù đã rất nỗ lực, nhưng công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam vẫn “chưa đạt được hiệu quả như mong muốn”.
Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng, Tư lệnh các Bộ ngành, nhanh chóng chuẩn bị kịch bản phục hồi kinh tế Việt Nam, thích ứng an toàn với dịch bệnh trong điều kiện bình thường mới.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang triển khai các biện pháp đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân ở các khu vực “vùng đỏ”, tăng cường giãn cách xã hội. Bộ Công an xử lý việc ‘bom hàng’, hủy đơn hàng ‘đi chợ hộ’.

Thủ tướng nói về tình hình chống dịch Covid-19 ở Việt Nam

Ngày 6/9, Chính phủ Việt Nam họp phiên thường kỳ tháng 8/2021 nhằm thảo luận các vấn đề tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điều hành phiên họp cùng Tư lệnh, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương.
Phát biểu mở đầu phiên họp, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thừa nhận, trong 4 tháng qua, dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ tư đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNQuang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Quang cảnh phiên họp
Theo Thủ tướng, dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực công nghiệp, dịch vụ chịu tác động lớn nhất, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nhân dân, gây thiệt hại về con người, tác động tới tâm lý xã hội.
Do đó, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 hôm nay là để nhìn lại, đánh giá lại và thảo luận phương hướng cho các nội dung chính như tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022.
Cuộc họp ngày 6/9 cũng nhằm đưa ra kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư kinh doanh trong tình hình dịch Covid-19.
Nhân viên y tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Vì sao Nikkei xếp Việt Nam cuối bảng về chỉ số phục hồi Covid-19?
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực mà dịch bệnh do coronavirus gây ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết, tình hình 8 tháng “cơ bản ổn định”.
Theo đó, Việt Nam tiếp tục duy trì các nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các nhiệm vụ về văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tăng lên, phức tạp hơn nhưng các lĩnh vực này vẫn được giữ vững, đạt kết quả tích cực, đặc biệt ngoại giao vaccine được đẩy mạnh.
Tại nhiều địa phương, đặc biệt là 23 địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách, ưu tiên hàng đầu cho phòng chống dịch bệnh, 40 tỉnh, thành phố còn lại cũng tùy từng lúc, từng nơi để ưu tiên phù hợp cho chống dịch hoặc phát triển kinh tế.
“Vừa qua, chúng ta đã chuyển hướng trong công tác phòng chống dịch, từ tập trung sang kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân cấp”, lãnh đạo Chính phủ nói.
Theo đó, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chuyên sâu, còn tổ chức thực hiện vừa tập trung vừa phân cấp, nhất là chú trọng phân cấp tới xã, phường, thị trấn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lý giải, đây là cấp gần dân nhất, hiểu dân nhất, tiếp xúc nhiều nhất, trực tiếp nhất với người dân. Do đó, cần phải lấy xã, phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ, người dân là trung tâm, là chủ thể của phòng chống dịch.
© REUTERS / StringerCác quân nhân phun thuốc khử trùng trên đường phố Hà Nội
Các quân nhân phun thuốc khử trùng trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Các quân nhân phun thuốc khử trùng trên đường phố Hà Nội
Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh, người dân là trung tâm thì mọi chính sách và thực hiện chính sách phải hướng tới người dân, vì nhân dân. Người dân là chủ thể tức là phải tích cực tham gia phòng chống dịch, chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.
“Chúng ta cũng huy động các lực lượng y tế, quân đội, công an, các đoàn thể khác để tập trung phòng chống dịch”, Thủ tướng điểm lại.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Đại dịch COVID-19
Giãn cách xã hội có phải là điều kiện tiên quyết để 'dập dịch' hiện nay?
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, các địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, phải thực hiện bằng được 5 nhiệm vụ.
Trong đó, gồm có thực hiện nghiêm ngặt các quy định về giãn cách, cách ly, “ai ở đâu ở đó”, bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại xã, phường, thị trấn, khi người dân có yêu cầu phải đáp ứng kịp thời, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an dân trên địa bàn, tuyên truyền, vận động để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm,.
“Quan trọng là dân tin và làm theo, cùng với hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đánh giá về công tác phòng chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Việt Nam đang đi “đúng hướng, về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát được tình hình tại các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách, cùng với đó là tập trung nhiều công sức, thời gian cho phòng chống dịch”.

Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế

Thủ tướng Chính phủ nhắc lại tinh thần cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 chiều ngày 5/9, đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam không thể sử dụng biện pháp phong tỏa mãi, vì khó khăn cho nhân dân và ảnh hưởng đến nền kinh tế rất lớn.
Theo người đứng đầu Chính phủ, mục tiêu của cả nước là không để dịch lây lan, có giải pháp thích nghi an toàn với dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong bằng vaccine và thuốc. Thủ tướng Chính nêu dẫn chứng, nhiều nước đã chuyển đổi chiến lược, xác định quan điểm “sống chung, thích ứng với dịch bệnh” trong giai đoạn mới hiện nay.
“Chúng ta thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp, nhân dân để nỗ lực hơn, quyết tâm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong cuộc họp chiều 5/8.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp
Nhà lãnh đạo cũng đồng thời, thừa nhận, dù các biện pháp chống dịch hiện nay được đúc rút từ thực tiễn gần hai năm qua, có tiếp thu ý kiến xác đáng của người dân, nhà khoa học, tham khảo cách làm của thế giới. Tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn” do còn nhiều bất cập, nguyên nhân, làm chưa đồng bộ.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế, xã hội, “thích ứng an toàn với dịch bệnh”, nhấn mạnh, các địa phương, những nơi đã tiêm đủ vaccine cần chủ động về vấn đề này.
Tiêm vaccine đợt 5, mũi 2 cho cán bộ, viên chức các sở, ban, ngành tỉnh An Giang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Chính phủ Việt Nam sẵn sàng ‘đi vay’ vaccine để tiêm miễn phí cho dân
Trong cuộc họp sáng 6/9, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh quan điểm trên và giao cho Bộ Tài chính tổng hợp các đề xuất của địa phương về kinh phí phòng chống dịch để giải quyết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng giao nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng, cùng các Bộ, ngành liên quan. Trong đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thúc đẩy việc đảm bảo tính toán và phân bổ kinh phí phòng chống dịch.
Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chính sách cho lực lượng tuyến đầu trên cơ sở các kiến nghị của các địa phương.
Nhấn mạnh việc lưu thông hàng hóa, di chuyển con người phải có chỉ đạo thống nhất, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tham mưu, phối hợp với các lực lượng khác, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo công tác này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, tiếp thu ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, sơ kết, tổng kết thực tiễn, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình, nghiên cứu việc thích ứng an toàn với dịch bệnh trong điều kiện mới của Việt Nam hiện nay.
© REUTERS / Thanh HueNhân viên y tế xếp hàng tiêm vắc xin tại Việt Nam
Nhân viên y tế xếp hàng tiêm vắc xin tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhân viên y tế xếp hàng tiêm vắc xin tại Việt Nam
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách việc thúc đẩy ngoại giao vaccine và thuốc, vật tư y tế, phục vụ phòng chống dịch.
Trong cuộc họp chiều 5/9, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thông tin cho biết, đến nay, Việt Nam đã nhận được khoảng 33 triệu liều vaccine, gấp đôi so với số liệu thống kê hồi đầu tháng 8/2021. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh, đến cuối tháng 9 này, dự kiến, Việt Nam sẽ có tổng cộng khoảng 50 triệu liều vaccine Covid-19.
“Phải nhanh chóng kiểm soát tình hình để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch kịch bản để phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.
Thủ tướng yêu cầu “đánh giá đúng tình hình”, đặc biệt là phải phân tích nguyên nhân, nhất là các yếu tố chủ quan để đề ra được giải pháp khả thi.

Đảm bảo lương thực cho dân ở “vùng đỏ”, xử lý vụ ‘bom hàng’ đi chợ hộ

Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo cần tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp để đảm bảo lương thực, thực phẩm đến với người dân, nhất là ở các khu vực tăng cường giãn cách xã hội – “vùng đỏ”.
Hôm nay, lãnh đạo Chính phủ có văn bản yêu cầu đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân ở các “vùng đỏ”, gửi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phối hợp thực hiện.
Theo đó, Thủ tướng nêu rõ, trong thời gian thực hiện việc tăng cường giãn cách xã hội, nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân tiếp tục tăng cao, hệ thống cung cấp đang quá tải.
© REUTERS / StringerNgười đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh
Người đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Người đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh
Do đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương liên quan kịp thời nắm tình hình, khắc phục các hạn chế.
“Bảo đảm lương thực, thực phẩm cung cấp cho người dân ở các khu vực thực hiện tăng cường giãn cách xã hội”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Cũng trong hôm nay, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang về việc bảo đảm lương thực, thực phẩm đến được người dân.
Hà Nội đã trải qua gần 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19. Rất nhiều chốt kiểm soát cứng và mềm đã được dựng lên nhằm kiểm soát việc ra, vào, đi lại của người dân. Đi khắp khu phố cổ những ngày này, đâu đâu cũng thấy hình ảnh giăng dây chống dịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2021
Cuộc sống trong "Vùng đỏ” của người dân Hà Nội ra sao?
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị Quân đội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền địa phương liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp để bảo đảm lương thực, thực phẩm đến được với người dân, đặc biệt tại các “vùng đỏ”, nơi áp dụng chế độ giãn cách xã hội tăng cường nghiêm ngặt.
Đáng chú ý, cũng trong ngày 6/9, Văn phòng Chính phủ còn có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nghiên cứu phương án xử lý hành vi hủy đơn hàng “đi chợ hộ”.
“Việc ‘đi chợ hộ’ đã được triển khai trong thời gian thực hiện tăng cường giãn cách xã hội tại TP.HCM. Tuy nhiên, tại một số nơi đã xảy ra tình trạng hủy đơn hàng ‘đi chợ hộ’, gây khó khăn cho bộ đội, tình nguyện viên, làm dư luận nhân dân bức xúc”, Thủ tướng nêu rõ.
Do đó, lãnh đạo Chính phủ đề nghị Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ có chế tài xử nghiêm hành vi hủy đơn hàng ‘đi chợ hộ’ để bộ đội, các tình nguyện viên yên tâm hỗ trợ nhân dân vùng tâm dịch, giúp đỡ các đối tượng khó khăn hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала