Ông Phạm Tấn Công thay ông Vũ Tiến Lộc làm Chủ tịch VCCI

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNĐại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Vũ Tiến Lộc phát biểu
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Vũ Tiến Lộc phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2021
Đăng ký
Ông Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng đoàn VCCI được bầu làm Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhiệm kỳ mới thay cho ông Vũ Tiến Lộc.
Ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh, Việt Nam muốn tiến tới sánh vai cùng các quốc gia phát triển vào năm 2045, giới doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng phải sánh ngang với giới doanh nhân, doanh nghiệp các nước về mọi mặt. Đây là mục tiêu lớn VCCI có sứ mệnh phải dẫn dắt, thúc đẩy.

Ông Phạm Tấn Công làm Chủ tịch VCCI

Thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, hôm nay, cơ quan này đón lãnh đạo mới.
Theo đó, ông Vũ Tiến Lộc thôi giữ chức Chủ tịch VCCI. Ông Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ là Chủ tịch nhiệm kỳ VI.
Cụ thể, ngày 8/9, tại Hội nghị Ban chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ 14, khóa VI, ông Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng đoàn VCCI đã được bầu làm Chủ tịch VCCI nhiệm kỳ VI thay ông Vũ Tiến Lộc.
Nhân viên công ty Diversatek trong giờ nghỉ làm việc buổi trưa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2021
Các nhà máy Việt Nam xem xét lại cách tiếp cận '3 tại chỗ' chống COVID
Trước đó, hôm 7/8/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có quyết định điều động, chỉ định ông Phạm Tấn Công làm Bí thư Đảng đoàn VCCI nhiệm kỳ VI.
Hôm nay, phát biểu nhận nhiệm vụ lãnh đạo mới, tân Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định sẽ “nỗ lực cống hiến” để xây dựng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vững mạnh.
Quan trọng nhất, ông Công cam kết, sẽ cùng VCCI bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Theo ông Công, Đại hội XIII của Đảng đã nêu rất rõ ràng các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Đó là gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nhóm các quốc gia phát triển vào năm 2045.
“Vị thế mới của đất nước, mục tiêu mới của dân tộc đòi hỏi VCCI phải có tầm nhìn mới, sứ mệnh mới, chiến lược mới và cách làm mới”, tân Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.
Theo vị lãnh đạo, VCCI là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam, đồng thời, là thành viên uy tín, tích cực của các hiệp hội, các tổ chức thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Tấn Công, Việt Nam muốn tiến tới sánh vai cùng các quốc gia phát triển vào năm 2045, giới doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng phải sánh ngang với giới doanh nhân, doanh nghiệp các nước về mọi mặt, bao gồm cả vốn liếng, công nghệ hay sản phẩm, thậm chí cả về văn hoá, lối sống, đạo đức kinh doanh và uy tín xã hội.
“Đây là một mục tiêu lớn VCCI có sứ mệnh phải dẫn dắt, thúc đẩy, hỗ trợ giới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đạt cho được”, ông Phạm Tấn Công nêu rõ.
Ông Phạm Tấn Công cũng nêu rõ, bên cạnh những mục tiêu, nhiệm vụ dài hạn và các nhiệm vụ thường xuyên, VCCI quan tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp bách, trước mắt là đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19.
Phát biểu trên cương vị mới, tân lãnh đạo VCCI cho rằng, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã đóng góp những nguồn lực to lớn để chung tay cùng cả nước chống dịch.
Tuy nhiên, cứ mỗi tháng qua đi, vẫn có hàng chục nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, rời khỏi thị trường, chuỗi sản xuất bị đứt gãy.
“Tổn thất của cộng đồng doanh nghiệp là vô cùng lớn và nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và vị thế của đất nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu”, ông Công nhấn mạnh.
Tân Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xác định, việc hỗ trợ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua Covid-19 lúc này là nhiệm vụ cấp bách mà VCCI dốc toàn lực để thực hiện.
Dây chuyền sản xuất các thiết bị điện, điện tử tại Công ty cổ phần Thiết bị điện VI-NA-SI-No (VSEE JSC) tại khu công nghiệp Long Hậu (Long An).  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2019
VCCI không đồng tình đề xuất tăng lương tối thiểu từ 6,5-8,1%
Ông Phạm Tấn Công sinh năm 1963, tại Hưng Yên. Ông Công có trình độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
Trước khi về VCCI, ông Phạm Tấn Công từng trải qua các chức vụ như phó trưởng ban Mặt trận thanh niên Trung ương Đoàn, phó Chủ tịch Thường trực kiêm tổng thư ký Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
Ông Công cũng từng đảm nhiệm chức vụ giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ và Tài năng trẻ Trung ương Đoàn, phó chủ tịch Hội đồng Bảo trợ tài năng trẻ Việt Nam.
Từ tháng 3/2013, ông công tác tại Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương, giữ các chức vụ chánh văn phòng Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, phó bí thư thường trực Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương.

Ông Vũ Tiến Lộc: Đặt niềm tin ở tân Chủ tịch VCCI

Phát biểu khi chuyển giao nhiệm vụ cho ông Phạm Tấn Công, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, nhiều doanh nghiệp đang trong thử thách bởi dịch bệnh Covid-19.
Ông Lộc bày tỏ mong muốn, Ban Chấp hành, toàn thể cán bộ nhân viên VCCI tiếp tục đồng hành cùng tân Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, chung tay xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững.
“Mong rằng tân Chủ tịch VCCI đặt trọng niềm tin vào Ban chấp hành, toàn thể cán bộ nhân viên VCCI để tiếp nối truyền thống đoàn kết, sẻ chia, đưa VCCI tiếp tục phát triển trong thời gian tới, thực hiện được sứ mệnh mái nhà chung của cộng đồng doanh nghiệp”, nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói.
Ông Lộc chia sẻ, ngoài kia nhiều doanh nghiệp đang trong thử thách sinh tử bởi dịch bệnh Covid-19, do đó, ông mong muốn Ban Chấp hành, toàn thể cán bộ nhân viên VCCI tiếp tục đồng hành cùng tân Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà, chung tay xây dựng cộng đồng doanh nhân - doanh nghiệp phát triển bền vững hơn nữa.
Về phần mình, ông Vũ Tiến Lộc, là chuyên gia kinh tế nổi tiếng ở Việt Nam, từng giảng dạy tại các trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Quốc gia Hà Nội, cùng nhiều cơ quan giáo dục khác, đã lãnh đạo VCCI từ 2004 đến nay.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP kinh tế Việt Nam 6,5-7% 5 năm, có khả thi?
Trong vai trò Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Lộc đã cùng các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chọn 13/10 hàng năm là ngày doanh nhân Việt Nam.
Ông Vũ Tiến Lộc cũng là người đã nghiên cứu và tích cực phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh về doanh nghiệp và doanh nhân. Ông là người đầu tiên đưa ra thông điệp "Doanh nhân - người lính thời bình" và lập ra Cúp Thánh Gióng để tôn vinh các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
Đáng chú ý, ông Vũ Tiến Lộ đã có sáng kiến đề xuất với Quốc hội khóa XIII lần đầu tiên hiến định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong Hiến pháp cùng các giai tầng khác như công nhân, nông dân, trí thức, sau đó cũng đề nghị chính thức hóa loại hình hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình minh bạch hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế đang đóng góp tới 30% GDP trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Tiến Lộc đã có những hoạt động có tác động lớn tới sự phát triển doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала