Chuyến thăm Mỹ mang về ‘hàng tỷ đô’ của Chủ tịch Phúc

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ tiếp nhận vật tư y tế do Northwestern Medicine tài trợ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ tiếp nhận vật tư y tế do Northwestern Medicine tài trợ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Đăng ký
Chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặt hái rất nhiều thành công, đem về ‘hàng tỷ đô’ với việc ký kết loạt thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Hoa Kỳ.
Việt Nam sau khi tạm dừng các dự án điện hạt nhân đã thúc đẩy nỗ lực hợp tác điện khí hóa lỏng LNG với đối tác Mỹ thông qua biên bản ghi nhớ giữa Công ty CP Chân Mây LNG và General Electric, Excelerate Energy nhằm phát triển dự án Chân Mây 4.800MW ở Thừa Thiên Huế.
Boeing cũng cam kết hỗ trợ ngành hàng không vũ trụ Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hợp tác với Google Cloud về chuyển đổi số toàn diện. Cùng với đó, Tổng Giám đốc Công ty California Waste Solutions Hoa Kỳ David Dương cũng tặng Việt Nam thêm 1.000 máy thở.

Chuyến thăm Mỹ đem về ‘hàng tỷ đô’của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Không hề gượng gạo khi nói chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đem về những hợp đồng tỷ đô cho doanh nghiệp và các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam.
Bên cạnh bài phát biểu gây ấn tượng tại Phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76 về quyết tâm đoàn kết chống Covid-19, chia sẻ vaccine công bằng và hỗ trợ cùng hồi phục, nhà lãnh đạo Việt Nam còn tiến hành hàng loạt cuộc gặp bên lề với lãnh đạo thế giới cũng như chứng kiến nhiều lễ ký kết quan trọng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ trao Thoả thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ mang cơ hội đầu tư từ Mỹ về Việt Nam?
Ngày 22/9, bên lề phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp tập đoàn General Electric (GE), Excelerate Energy cùng GENx, Blackstone (Asia Group).
Cùng với đó, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng cùng lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Amcham (Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam) chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Công ty cổ phần Chân Mây LNG (CML – Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng) với General Electric, Excelerate Energy (EE) nhằm phát triển dự án Chân Mây LNG (4.800MW) ở Thừa Thiên – Huế.
Được biết, biên bản ghi nhớ với Excelerate Energy trị giá 800 triệu USD hợp tác và phát triển dự án Chân Mây LNG và cơ hội tiềm năng sử dụng FSRU (đơn vị điều chỉnh lưu trữ nổi) của EE.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Chân Mây LNG cũng ký biên bản ghi nhớ với GE trị giá 2,4 tỷ USD nhằm hợp tác và phát triển dự án Chân Mây LNG cùng cơ hội tiềm năng sử dụng tuabin và máy phát điện của GE.
Trước đó, Bamboo Airways của Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận mua động cơ GENx và gói bảo dưỡng máy bay Boeing 787-9 trị giá 2 tỷ USD với General Electric (GE), như Sputnik đưa tin ngày trước đó.
General Electric là công ty dẫn đầu thế giới về tuabin và máy phát điện, sẽ cung cấp các tuabin sử dụng năng lượng khí thiên nhiên hóa lỏng LNG và hydro có hiệu quả năng lượng tiên tiến nhất, đồng thời, cung cấp tai chính để phát triển dự án.
Theo thông tin được công bố, dự án sẽ được phát triển với tư cách là nhà phát triển IPP (đầu tư tư nhân) và nhà cung cấp LNG dài hạn cho dự án. Theo thỏa thuận trước đó, miếng bánh 6 tỷ USD này Hoa Kỳ nắm 60% vốn sở hữu, Việt Nam 40%.
Trong đó, Excelerate Energy (EE) là doanh nghiệp hàng đầu thế giới về FSRU (đơn vị tái hóa khí và lưu trữ nổi) với khối lượng LNG cung cấp hàng năm lên đến 30 triệu mét khối đến các trạm xuất khẩu khí hỏa lỏng trên toàn thế giới.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Đại dịch COVID-19
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: thế giới cần xóa bỏ rào cản liên quan đến cung ứng vaccine
CML hiện đã và đang đi tiên phong trong việc phát triển và đầu tư dự án Chân Mây LNG là dự án 4.800MW đặt tại khu kinh tế cảng Chân Mây – Lăng Cô Thừa Thiên Huế. Với bản ghi nhớ vừa ký kết, cùng sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cuối năm 2019.
Phát biểu về thỏa thuận bà Trần Thị Hương Hà, Chủ tịch CML nêu rõ, lễ ký biên bản ghi nhớ hôm nay đánh dấu mốc quan trọng cho sự hợp tác và cam kết giữa một công ty Việt Nam và các công ty Mỹ trong việc phát triển lĩnh vực LNG của đất nước cũng như dự án nói riêng.
“Dự án sẽ không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam giảm thải carbon cùng với việc đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng mà còn giúp mở ra cơ hội thu hút hàng trăm tỷ USD FDI đầu tư vào Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai gần”, bà Trần Thị Hương Hà cho biết.
Đại diện GE và EE cũng tin tưởng vào tính khả thi của dự án Chân Mây LNG của Việt Nam. Khi đi vào hoạt động và vận hành thương mại, hàng năm, dự kiến nhà máy sẽ cung ứng sản lượng điện trung bình là 24-25 tỷ kWh.

Boeing giúp Việt Nam phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện các bộ, ngành đã có cuộc tiếp xúc với tập đoàn Boeing, Mỹ.
Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Boeing mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Việt Nam.
“Điều này thể hiện cam kết đầu tư lâu dài của Boeing đối với Việt Nam bất chấp những khó khăn về kinh tế - xã hội do dịch bệnh Covid-19 gây ra”, Chủ tịch nước lưu ý.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, đây là biểu tượng cho sự gắn kết về thương mại – đầu tư và hạ tầng vận tải giữa Mỹ - Việt Nam nói riêng và với khu vực Đông Nam Á nói chung.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đại diện Tập đoàn Boeing.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đại diện Tập đoàn Boeing. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đại diện Tập đoàn Boeing.
Tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tập đoàn Boeing hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam mở thêm đường bay thẳng tới Mỹ, tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất linh kiện máy bay, cung cấp dịch vụ kỹ thuật hàng không, đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng của tập đoàn trên toàn cầu, nghiên cứu mở Trung tâm đào tạo phi công tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến New York, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc sẽ mang đầu tư từ Washington về Việt Nam
Đáp lại, đại diện lãnh đạo tập đoàn Boeing khẳng định cam kết của hãng với ngành hàng không vũ trụ Việt Nam.
Ông Michael Arthur, Chủ tịch Boeing International phát biểu cho biết tập đoàn rất vinh dự khi được gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và có cơ hội trao đổi trực tiếp với nhà lãnh đạo Việt Nam về các mục tiêu chung trong phát triển năng lực hàng không vũ trụ Việt Nam.
“Nền kinh tế năng động của Việt Nam cùng với sự đầu tư vào lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao sẽ giúp thúc đẩy ngành hàng không vũ trụ của quốc gia trong nhiều năm tới”, ông Michael Arthur khẳng định.
“Boeing cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trên suốt chặng đường này”, lãnh đạo tập đoàn nêu rõ.
Như Sputnik đã đưa tin, vào tháng 8/2021 vừa qua, Boeing đã chính thức thông báo về việc mở văn phòng tại Hà Nội nhằm khẳng định cam kết làm ăn lâu dài cũng như hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng của công ty trong mảng kinh doanh máy bay thương mại quốc phòng và dịch vụ.

Việt Nam nhận 1.000 máy thở từ doanh nhân David Dương

Tại buổi gặp gỡ đặc biệt giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với cộng đồng người Việt Nam tại New York, Mỹ vào chiều tối ngày 22/9, Tổng Giám đốc Công ty California Waste Solutions (Mỹ) David Dương đã tặng Việt Nam 1.000 máy trợ thở tự tạo oxy. Được biết, lô hàng này có trị giá 3 triệu USD.
“Chúng tôi hy vọng sự đóng góp của mình sẽ là hành động thiết thực chung tay cùng Chính phủ, ngành y tế Việt Nam vượt qua đại dịch, nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, từng bước phục hồi nền kinh tế, đem lại sự bình yên và bảo vệ tính mạng cho người dân”, ông David Dương chia sẻ tại buổi tiếp.
Cán bộ Đại sứ quán tại Hoa Kỳ và Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm gì tại Mỹ?
Các máy trợ thở trên có cấu tạo nhẹ, với pin hỗ trợ hoạt động liên tục 8h đồng hồ trong trường hợp xảy ra mất điện. Máy đáp ứng tốt với trường hợp cần di chuyển bệnh nhân trên các phương tiện không trang bị máy cung cấp oxy, sử dụng cho bệnh nhân điều trị tại nhà hoặc các bệnh viện dã chiến.
Dự kiến, số máy nêu trên sẽ được phân bổ cho các tỉnh thành như sau: TP. HCM 300 máy, Bạc Liêu 100 máy, Long An 100 máy, Kiên Giang 150 máy; còn lại 350 máy được phân bổ cho các địa phương khác.
Ngày 22/8 trước đó, ông David Dương cũng đã thông qua Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco - Mỹ để gửi tặng Chính phủ Việt Nam 250 máy trợ thở loai tự tạo khí oxygen, với tổng trị giá lô hàng vào khoảng 750.000 USD.

Vingroup hợp tác Google Cloud

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã tham dự và chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ về việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh doanh giữa Tập đoàn Vingroup và Google Cloud (Mỹ).
Dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, lễ ký kết giữa Vingroup và Google Cloud đã được tổ chức trang trọng tại thành phố New York, Mỹ.
Đại diện hai phía ký bản ghi nhớ là ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup và ông Thomas Kurian, Giám đốc điều hành Google Cloud.
Theo đó, Vingroup và Google Cloud sẽ là đối tác chiến lược trong quá trình chuyển đổi số trên quy mô toàn tập đoàn.
Hai phía sẽ hợp tác để thúc đẩy áp dụng điện toán đám mây trên nền tảng Google Cloud và nghiên cứu tiềm năng ứng dụng các công nghệ dựa trên điện toán đám mây như máy học, trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu thông minh trong các lĩnh vực kinh doanh đa dạng của tập đoàn Vingroup.
Lãnh đạo tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam cho biết, biên bản ghi nhớ ký kết với Google Cloud được xây dựng dựa trên mối quan hệ đối tác đang tiến triển tốt đẹp giữa hai bên.
“Bước tiến mới trong quan hệ hợp tác này sẽ không chỉ khai phá tiềm năng số hóa trong nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn có thể góp phần cải thiện khả năng thích ứng linh hoạt và hiện thực hoá chiến lược vươn ra toàn cầu của Vingroup”, ông Nguyễn Việt Quang nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký văn kiện hợp tác giữa Bamboo Airways và các đối tác GE, CFM International, AviaWorld LCC. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Đằng sau ‘cú bắt tay’ 2 tỷ USD của Bamboo Airways và GE Aviation
Về phần mình, ông Thomas Kurian cũng khẳng định vinh dự được đồng hành cùng Vingroup trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh số.
Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng, Google Cloud sẽ là đối tác phù hợp với quá trình đổi mới và tăng trưởng của Tập đoàn Vingroup.
Đối với Vingroup, việc hợp tác với Google Cloud được kỳ vọng sẽ giúp tối ưu hóa năng lực triển khai sản phẩm, dịch vụ và hệ thống, từ đó nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng.
Sputnik Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật liên tục lịch trình và kết quả chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала