Tại sao quan hệ Nga-Việt không còn giống như thời Liên Xô?

© Fotolia / AoshivnHà Nội
Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nước Mỹ trước đây từng mang bom napalm đốt cháy các thành phố Việt Nam, hiện nay có tổng kim ngạch thương mại với cựu thù lớn hơn Nga gấp 7 lần.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta phải thay đổi chính sách của mình?— bình luận viên Georgy Zotov, người mới đến Việt Nam gần đây đã viết như vậy trên tờ báo Nga nổi tiếng "Luận chứng và Sự kiện". Nhà báo kể với độc giả như sau:

Trong sân một ngôi nhà ở Hà Nội, những đứa trẻ chơi trò chiến tranh Mỹ-Việt. Hai cậu bé gầm gừ trong cổ họng một cách đáng sợ, giả làm máy bay ném bom của Mỹ. Từ sau  góc nhà, một cậu bé khác lao ra "chiến đấu" với  "bọn Mỹ". Một bé trúng đòn, chảy máu mũi. Trẻ em bỏ chơi, xúm lại an ủi "kẻ thù". "Anh có biết thằng bé kia hét lên câu gì không?— đồng nghiệp Việt Nam từ báo "Nhân Dân" cười hỏi — Nó hét "Bọn Mỹ kia, hết đời  chúng mày — quân Nga đã tới!" Dân chúng ở đây vẫn nhớ Liên Xô đã gửi viện trợ rất lớn để giúp đỡ và cứu sống hàng triệu người Việt Nam. Vào thời điểm đó, đối với Việt Nam, người Nga là những anh hùng bất khả chiến bại, còn ở nông thôn, người làng quê gọi họ là  "Rổng Đỏ", biểu tượng của cái đẹp oai hùng. Tuy nhiên, sự ra đi của người Nga năm 1991 cũng đáng giận, đều đó cũng có thật, không nên chối bỏ làm gì".

Nhà báo Georgy Zotov, vừa có mặt tại Việt Nam, cho biết: Nga vẫn chưa bị mất Việt Nam. Nhưng nếu tất cả mọi thứ sẽ vẫn duy trì như cũ — không biết điều gì tiếp theo sẽ xảy ra.

Khoảng 26 năm trước, ngôn ngữ của Pushkin và Chekhov từng phổ biến nhất trong giới thanh niên, — ông Bảo Nguyên, giáo viên tiếng Nga từ Hà Nội cho biết:

— Có đến 90% người Việt Nam đã học thứ tiếng "vĩ đại và hùng mạnh" của Lê-nin (hoặc, ít nhất là cố gắng học). Thật đáng tiếc, hiện nay, tại Việt Nam chỉ có 11 000 trẻ em tham gia học tiếng Nga tại các trường chuyên Nga. Ngoại ngữ chính ở Việt Nam là tiếng Anh. Tuy nhiên, chi nhánh Viện Ngôn ngữ Nga mang tên Pushkin được mở ở đây từ năm 1983 đang hoạt động khá thành công: mối quan tâm đến đất nước Nga không hoàn toàn biến mất. Trong khi đó, có rất nhiều giáo viên tiếng Nga đã bị thất nghiệp. Trước tôi được mời dạy thêm tiếng Nga rất nhiều, nhưng giờ đây tôi phải đến khu nghỉ mát Mũi Né, làm hướng dẫn viên cho các nhóm du lịch từ Nga, hoặc dịch menu cho các quán cà phê. Nếu không thế thì sẽ không kiếm sống được.

Tại các khu vực nông thôn của Việt Nam người dân vẫn đang sử dụng ấm đun nước và bàn ủi Liên Xô. Chủ trang tại từ một ngôi làng ở ngoại Hà Nội chở tôi trên chiếc Lada cũ sản xuất từ thời Liên Xô ca ngợi chất lượng máy móc và phàn nàn không mua được phụ tùng  bởi "các anh không chịu xuất khẩu sang đây."

Nước Nga đã lãng quên Việt Nam, — nhà báo Georgy Zotov viết: — Doanh số bán hàng của Nga ở đây là con số nực cười: chưa đến nửa tỷ USD một năm. Hãy để tôi nhắc bạn — Liên Xô "đổ" vào "đồng chí châu Á" rất nhiều tiền: huấn luyện quân đội, cung cấp vũ khí và thực phẩm miễn phí, hàng chục ngàn chuyên gia quân sự, xây dựng, địa chất Liên Xô làm việc tại Việt Nam. Hơn 50 000 người Việt Nam đi học tại Liên Xô, hơn 120 000 làm việc tại Liên Xô theo hợp đồng lao động. Quân đội Mỹ giết hại 3 triệu người dân nước này, bom napalm đốt cháy hàng trăm ngôi làng. Vậy mà điều gì đã xảy ra? 42 năm sau cuộc chiến, không thể đi một bước ở Hà Nội mà không va vào các khách sạn Mỹ, quán ăn kiểu Mỹ hoặc quảng cáo phim Hollywood. Thanh niên nước CHXHCN Việt Nam đến học ở Hoa Kỳ chiếm vị trí thứ 8 trong số sinh viên nước ngoài. Số lượng sinh viên từ Việt Nam tại Nga chỉ có 4 300 người: học phí  ở nước ta quá đắt.

"Tôi từng học ở Moskva, chân thành yêu nước Nga và nhân dân Nga mãi mãi, — cựu giáo viên Hồ Đại Phúc cho biết: — Còn sinh viên Việt Nam mới sẽ yêu nước Mỹ và khi trở về nhà họ trở thành những "tác nhân ảnh hưởng" thấm nhuần lối sống Mỹ".

"Anh bay từ Moskva đến đây phải không? Chắc là anh nhìn thấy người Việt Nam xách tay nhiều hàng hóa Nga! — Linh Nguyễn, Giám đốc ngân hàng thương mại ở Hà Nội, có cha mẹ từng làm việc ở Leningrad 10 năm, hỏi tôi: — Tại sao các anh không xuất khẩu các hàng hóa đó vào cửa hàng chúng tôi một cách chính thức? Nga đã bỏ qua thị trường Việt Nam. Tôi hiểu — năm 2000 Liên bang Nga xóa cho Việt Nam  9,5 tỷ USD nợ Liên Xô, và doanh nghiệp của các anh chắc là sợ người Việt Nam quen sử dụng hàng Nga miễn phí? Thẳng thắn mà nói, sự hỗ trợ của Liên Xô từng được gọi là "tiền chảy như sông". Nhưng thời thế đã thay đổi — nền kinh tế của chúng tôi đang phát triển, Việt Nam được coi là một trong những "con hổ châu Á": Nếu chúng tôi mua hàng Mỹ, chẳng nhẽ lại không thanh toán cho các anh? Người Việt thích máy móc thiết bị, đồ dùng gia đình và máy kéo Nga. Thị trường ở đây có gần 100 triệu người tiêu dùng. Đáng tiếc là giao thương của Nga với chúng tôi chỉ có vũ khí mà thôi."

Theo các cuộc thăm dò dư luận, 93% (!) người Việt Nam hiện nay vẫn coi Nga như "anh em". "Anh có thấy cây cầu kia không?— Thiếu tá Đặng chỉ tay về phía sông Hồng: — Cầu bị sập sau vụ Mỹ đánh bom. Nó đã được các kỹ sư Nga khôi phục lại. Và tuyến đường sắt từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh cũng do Nga thực hiện. Khi bật điện lên, chúng tôi nhớ: nhờ Liên Xô mà chúng tôi có ánh sáng, các nhà máy điện Việt Nam do các chuyên gia Nga thiết kế xây dựng".

Nhà báo Nga Georgy Zotov kết thúc phóng sự về Việt Nam bằng những lời này: Đối diện với khách sạn của tôi ở Hà Nội người ta đang xây dựng một tòa nhà mới. Theo quảng cáo, đó sẽ là quán cà phê Mỹ. Chúng ta luôn luôn phạm sai lầm: thứ nhất, chúng ta đã cung cấp cho bạn bè của mình cả đống tiền sẽ không bao giờ hoàn lại với chúng ta, rồi sau đó ta quên họ — trong khi đó cựu thù kiếm được ở đó nhiều tỷ USD. Tại sao Nga không hưởng lợi từ những đất nước yêu mến và đánh giá cao hàng hóa của chúng ta? Đã đến lúc chúng ta nên quay trở lại nơi mà chúng ta được đón đợi. Nếu không, những đứa trẻ Hà Nội sẽ không chơi trò phi công Nga nữa, mà sẽ chơi trò Batman…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала