Điểm chung giữa hoàng đế Lê Thánh Tông và Sa hoàng Nga Pyotr Đại đế là gì?

© Sputnik / Anastacia GrishinaNhà xuất bản “Văn học Phương Đông” ở Mátxcơva đã ra mắt độc giả bản dịch tiếng Nga của tập VI Đại Việt sử ký toàn thư, trong dự án giới thiệu loạt sách về văn học của phương Đông cổ đại.
Nhà xuất bản “Văn học Phương Đông” ở Mátxcơva đã ra mắt độc giả bản dịch tiếng Nga của tập VI Đại Việt sử ký toàn thư, trong dự án giới thiệu loạt sách về văn học của phương Đông cổ đại. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người Nga và những người biết tiếng Nga trên toàn thế giới có cơ hội mới để tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản “Văn học Phương Đông” ở Mátxcơva đã ra mắt độc giả bản dịch tiếng Nga của tập VI Đại Việt sử ký toàn thư, trong dự án giới thiệu loạt sách về văn học của phương Đông cổ đại.

Đây là lần đầu tiên bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay được dịch ra tiếng nước ngoài. Toàn tập bằng tiếng Nga sẽ bao gồm tám tập.

Toàn Thư - Sputnik Việt Nam
Biên niên sử "Toàn Thư" bằng tiếng Nga

Tập VI có khoảng 800 trang, bao gồm 340 trang bản dịch các chương 12-15 của Bộ sử, 300 trang bình luận cho các chương này, và 100 trang phụ lục, trong đó có trích đoạn từ biên niên sử Trung Quốc về thời kỳ đó trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ kéo dài hơn nửa thế kỷ — từ đầu thời kỳ vua Lê Thánh Tông trị vì, một trong những vị vua nổi tiếng và gây tranh luận nhiều nhất ở Việt Nam (tức là từ năm 1460) đến sự sụp đổ của triều Lê sơ.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Việt Nam, Giáo sư Andrey Fedorin, người biên dịch và soạn giả của tập VI cho biết:

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại Lê Thánh Tông được xem là thế kỷ vàng. Nhờ các hoạt động và cải cách của vua Lê Thánh Tông đã xây dựng nên một Đại Việt hùng cường và giàu mạnh nhất Đông Nam Á, gây ra nỗi sợ hãi cho tất cả các nước láng giềng, bao gồm cả nhà Minh. Lê Thánh Tông đã mở rộng đáng kể lãnh thổ của đất nước ở phía nam và phía tây, đã chấm dứt sự quấy phá của Champa. Lê Thánh Tông đã thiết lập được bộ máy quản lý nhà nước, bảo đảm quyền lực được thực thi thống nhất, mà bộ máy này không có những thay đổi cơ bản cho đến nửa cuối thế kỷ 18. Về mặt này, các hoạt động của Lê Thánh Tông sánh được với các cải cách của Sa hoàng Nga Pyotr Đại đế. Cả hai vị vua đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nhà nước mà họ được thừa hưởng và xác định xu hướng phát triển cho nhiều năm tới.

Сông chúa Sophia - Sputnik Việt Nam
“Chiếc lồng vàng” của công chúa Sophia

Một sự trùng hợp đáng chú ý: bản dịch tiếng Nga của tập VI Đại Việt sử ký toàn thư về Lê Thánh Tông được xuất bản trước thềm kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống quân Trung Quốc năm 1979 đã kết thúc bằng sự thất bại của quân đội xâm lược Trung Quốc.

Giáo sư Fedorin nói tiếp, kết quả phân tích thông tin trong các nguồn của Trung Quốc cho thấy rằng, các hoàng đế của Trung Hoa đã có thái độ thù địch và thậm chí căm ghét vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, rõ ràng là đội quân của hoàng đế Lê Thánh Tông khiến Trung Hoa e sợ, họ tránh đối đầu trực tiếp bằng mọi cách, chỉ đe dọa trên lời nói mà không làm người Việt sợ.

Phân tích các hoạt động của Lê Thánh Tông, Giáo sư Fedorin lưu ý rằng, nỗ lực của hoàng đế để xây dựng một nhà nước Nho giáo lý tưởng đã bị thất bại, Đại Việt đã rơi vào hỗn loạn vào đầu thế kỷ 16 và điều đó cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của triều Lê sơ.

Huế - Sputnik Việt Nam
Lịch sử Việt Nam: Nhà Nguyễn, biển và câu chuyện chủ quyền

Điều này đã xảy ra phần nào do một số phẩm chất cá nhân của hoàng đế: từ nhỏ là một người có tính tự ái rất cao. Lê Thánh Tông không thích nếu bên cạnh ông có những người sánh được với ông về tài năng. Kết quả là, đến cuối đời, hoàng đế bị bao vây chủ yếu bởi những kẻ cơ hội xu nịnh cấp trên và đàn áp cấp dưới, những người sẵn sàng ngưỡng mộ từng lời nói và hành động của hoàng đế, — giáo sư Fedorin hối hận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала