Nga và Việt Nam trong một châu Á mới- đề tài thảo luận ở TP Hồ Chí Minh

© Ảnh : ValdaiCubHội thảo Việt - Nga lần thứ nhất của Câu lạc bộ quốc tế Valdai
Hội thảo Việt - Nga lần thứ nhất của Câu lạc bộ quốc tế Valdai - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Nga “Valdai” đã đánh dấu kỷ niệm 15 năm thành lập của mình bằng hội nghị quốc tế với chủ đề "Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động", lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Valdai là một trung tâm phân tích chuyên gia, được đặt tên theo địa điểm của hội nghị đầu tiên, diễn ra gần hồ Valdai, ở phía tây bắc nước Nga. Nhiệm vụ chính của Câu lạc bộ, với tư cách là một nền tảng trí tuệ quốc tế, là thúc đẩy cuộc đối thoại cởi mở của các chuyên gia, chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội và nhà báo, tổ chức thảo luận khách quan về các vấn đề thế giới hiện nay, đưa ra dự báo đối với các xu hướng và tiến trình then chốt trong trật tự thế giới của thế kỷ 21.

Hội thảo Việt - Nga lần thứ nhất của Câu lạc bộ quốc tế Valdai - Sputnik Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động – Diễn đàn Valdai tại TP Hồ Chí Minh
Các hội nghị khu vực của Câu lạc bộ đã được tổ chức ở nhiều nơi, trong đó có Indonesia, Singapore, Trung Quốc, Iran, Ý và Bỉ. Sự lựa chọn Việt Nam cho hội nghị tiếp theo không phải là ngẫu nhiên — chính hướng Đông được quyết định là trung tâm trong công việc của Câu lạc bộ cho năm 2019. Hơn nữa năm nay là "năm chéo" của Nga và Việt Nam. Theo ý kiến của những người tham gia hội nghị từ phía Nga mà Sputnik có dịp phỏng vấn, việc tổ chức sự kiện này tại thành phố Hồ Chí Minh là biểu tượng cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á nói chung đối với chính sách đối ngoại của Nga. Rốt cuộc, Câu lạc bộ Valdai theo truyền thống tập trung vào các chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với giới lãnh đạo Nga.

Đối tác của Câu lạc bộ trong việc tổ chức Hội nghị lần này là Học viện Ngoại giao Việt Nam, đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các diễn đàn quốc tế lớn. Việc tổ chức và tiến hành hội nghị được nhận xét là thành công.

Lãnh đạo của tập thể các tác giả có nhiệm vụ soạn thảo các bản báo cáo chính được trình bày tại Hồ Chí Minh bởi cộng đồng chuyên gia Nga là Anton Tsvetov, cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Nga. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông lưu ý rằng nhóm nghiên cứu đã thực hiện bản báo cáo mang tựa đề "Nga và Việt Nam trong một châu Á mới" xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa hiện thực.        

 Chúng tôi đã tìm cách vượt ra ngoài các chủ đề truyền thống về quan hệ song phương giữa các nước chúng ta. Chúng tôi tránh việc liệt kê những thành tựu lịch sử nổi tiếng về hợp tác Nga-Việt, cũng như những nút thắt hiện tại mối quan hệ này, đặc biệt là sự thiếu hụt quy mô trong quan hệ thương mại và kinh tế. Chúng tôi đã cố gắng vươn tới cấp độ bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, tìm cách phản ánh về khái niệm Việt Nam đối với Nga và chiến lược của Nga trong chính sách đối ngoại tại khu vực này, và vị trí của Việt Nam trong chiến lược của Nga ở châu Á.

Chúng tôi đã xuất phát từ thực tế là tình hình khu vực đang trở nên phức tạp hơn nhiều, và quan hệ Nga-Việt trong vòng 30 năm qua đã trở nên khó khăn hơn nhiều. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của một số "tay chơi" mới trong khu vực, cũng như thực tế là chính bản thân hai nước chúng ta và chính sách đối ngoại của mình cũng đã thay đổi rất nhiều. Giờ đây cả Việt Nam và Nga đang đối mặt với những nhiệm vụ khác hoàn toàn so với thập niên 80. Vì vậy, mối quan hệ của chúng ta diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn mới. Nền tảng mà chúng ta từng xây dựng, trong đó có lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, năng lượng, dầu khí, ở cấp độ quan hệ chính trị cấp cao truyền thống đương nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng ngày hôm nay. Nhưng đồng thời cần phải đưa ra các chủ đề mới trong quan hệ song phương. Ví dụ, trong các lĩnh vực an ninh thông tin, phát triển đô thị, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo chúng tôi, chính các lĩnh vực mới này sẽ phải đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quan hệ đối tác Nga-Việt. Và, tất nhiên, trước bối cảnh thay đổi của tình hình địa chính trị, Nga nên có cách tiếp cận mới đối với chiến lược đa dạng hóa chính sách đối ngoại của Việt Nam và suy xét đặt mình vào các cấu trúc địa chính trị tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và Hoa Kỳ. Mục tiêu dài hạn của Nga ở Đông Nam Á là duy trì quyền tự chủ chiến lược tối đa có thể có của các quốc gia trong khu vực, và trước hết là Việt Nam.

Một điều hết sức quan trọng đối với hội nghị Câu lạc bộ Valdai ở TP Hồ Chí Minh là sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã đề nghị Việt Nam thành lập một nhóm làm việc về gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Hội đồng Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. Ông cũng đề xuất các quốc gia trong khu vực nên kết nối với ngân hàng dữ liệu do cơ quan an ninh Nga lập ra về các chiến binh khủng bố để có thể theo dõi sự di chuyển của chúng. Ông Lavrov cũng tuyên bố rằng Nga coi Việt Nam là ứng cử viên tốt vào vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала