Việt Nam xây trung tâm hạt nhân 600 triệu USD cùng sự hỗ trợ của Liên Bang Nga

© AP Photo / Petr David JosekNhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân có lò phản ứng công suất 10 - 15 MW, xây tại tỉnh Đồng Nai vào năm 2021, VnExpress cho biết.

Trả lời VnExpress tại buổi họp báo sau hội nghị Truyền thông sáng 4/4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (RCNEST) sẽ được xây dựng tại tỉnh Đồng Nai vào năm 2021 với lò phản ứng công suất 10 - 15MW, hoàn thành vào năm 2026.

Ông Ngô Đức Mạnh, Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị cho ba trường đại học Nga - Sputnik Việt Nam
Liên Bang Nga là đối tác ưu tiên, nếu Việt Nam quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Theo kế hoạch, Trung tâm có tổng đầu tư gần 600 triệu USD, trong đó 552 triệu USD là vốn vay ODA của Liên bang Nga và 9 triệu USD vốn đối ứng của Việt Nam.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của RCNEST đã trình Thủ tướng phê duyệt ngày 19/11/2018. Trung tâm có vai trò hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình điện hạt nhân quốc gia, góp phần đảm bảo vận hành an toàn các nhà máy điện hạt nhân; nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất, dịch vụ và đào tạo cán bộ cho ngành năng lượng nguyên tử.

Theo kế hoạch, để hỗ trợ hoạt động của RCNEST sẽ có thêm hai trung tâm nhỏ được thành lập tại Hà Nội gồm: Trung tâm Nghiên cứu về rủi ro tai nạn hạt nhân và Trung tâm Tính toán phát tán phóng xạ và phân tích phóng xạ môi trường. Đến đầu năm 2020, Việt Nam sẽ triển khai hiệp định về tài chính làm cơ sở báo cáo khả thi việc xây dựng hai trung trung tâm này.

© Ảnh : EVNLò phản ứng hạt nhân - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Việt Nam xây trung tâm hạt nhân 600 triệu USD cùng sự hỗ trợ của Liên Bang Nga - Sputnik Việt Nam
Lò phản ứng hạt nhân - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.

Hiện Việt Nam có Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được xây dựng ở trung tâm thành phố sử dụng nhiên liệu của Liên bang Nga, đã vận hành an toàn từ năm 1983. Theo các chuyên gia, lò chỉ có thể duy trì hoạt động đến khoảng năm 2030, cũng là thời điểm vừa sử dụng hết số nhiên liệu hạt nhân hiện có, đạt tuổi thọ gần 70 năm (tuổi thọ cao nhất của thế giới).

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Nga có thể trở thành đối tác ưu tiên của Việt Nam về phát triển năng lượng hạt nhân

Việc xây dựng Trung tâm là hoạt động nằm trong nhiệm vụ của Dự án VN3.01/13 (Tăng cường năng lực và tính hiệu quả của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cục) do Ủy ban châu Âu hỗ trợ.

Dự án VN3.01/13 thực hiện từ tháng 5/2016, kéo dài trong 3 năm. Đây là Dự án thứ hai tiếp sau Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao khung pháp lý về an toàn hạt nhân và tăng cường năng lực cho cơ quan pháp quy về hạt nhân của Việt Nam và trung tâm hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan pháp quy" giai đoạn 2012 - 2015 (VN3.01/09) do Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала