Ông Phạm Văn Đồng làm gì khiến đại sứ Liên Xô ngạc nhiên?

© Sputnik / G.Sherbakov / Chuyển đến kho ảnhÔng Phạm Văn Đồng
Ông Phạm Văn Đồng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm nay ở nước Nga nhiều người nhớ về ngày 30 tháng 4 năm 1975 gửi lời chúc mừng chân thành đến các bạn Việt Nam nhân kỷ niệm 44 năm giải phóng Sài Gòn.

Khi đó, 44 năm về trước, đại sứ của Matxcơva tại Hà Nội là ông Boris Chaplin. Trong số 13 vị đại sứ Liên Xô và Nga tại Việt Nam, ông có nhiệm kỳ dài hơn cả  - 12 năm, từ 1974 đến 1986. Chi tiết này đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi nhận khi mời đại sứ đến dùng cơm tối trước khi ông Boris Chaplin trở về Matxcơva. Thủ tướng khuyên Đại sứ rằng, là người đã chứng kiến ​​và tham dự vào những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam, nhất định nên viết cuốn hồi ký về thời gian ông Chaplin phục vụ ở Việt Nam.

Ông Boris Chaplin đã làm theo lời khuyên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một vài kỷ niệm của ông gắn với sự kiện giải phóng Sài Gòn. 

Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Chùm ảnh dàn xe tăng tiến vào giải phóng Sài Gòn ngày 30/4

Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Hà Nội sống trong nỗi chờ mong dự cảm về chiến thắng cuối cùng, hiện thực hóa mơ ước thống nhất đất nước. Vào ngày 30 tháng 4, trong Sứ quán Liên Xô tổ chức cuộc chiếu phim thường kỳ dành cho các bạn Việt Nam. Tất cả đều vô cùng phấn khích. Mặc dù truyền đi tin đồn đã chiếm được Sài Gòn, nhưng mọi người đều tuân thủ nguyên tắc kỷ luật, không một ai sẵn sàng tự ý công khai xác nhận điều này.

Tuy nhiên, biết là đã đạt được chiến thắng, đại sứ Boris Chaplin quyết định rằng chỉ chiếu phim như thường lệ là không đủ. Ông đứng ra nói lời chúc mừng với cử tọa đang có mặt trong hội trường. Niềm hân hoan dâng trào không dứt ở cả những người Việt Nam và toàn thể nhân viên đại sứ quán.

Ông Boris Chaplin nhớ lại:

“Trên thực tế, những câu ngắn gọn xúc động của tôi đã là lời chúc mừng đầu tiên của một đại diện cường quốc nước ngoài gửi tới các bạn Việt Nam, ngay từ trước thời điểm công bố chính thức tin vui chiến thắng”.

Và rạng sáng ngày 1 tháng 5, ông Boris Chaplin nhận thông báo là Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời ông tới gặp lúc 9 giờ sáng.

Thủ tướng Việt Nam, - đại sứ nhớ lại, - vốn là người điềm tĩnh không bao giờ để xúc cảm dâng trào quá mức mà luôn bình thản và cố gắng giữ khoảng cách nhất định với người đối thoại. Tuy nhiên, lần này cử chỉ của Thủ tướng rất khác. Vừa nhìn thấy tôi, ông vụt đứng lên khỏi ghế, vội vã đón gặp và vừa nói to: “Chiến thắng! Chiến thắng rồi!” vừa ôm chầm lấy tôi, rồi tiếp đó ôm cán bộ phiên dịch của tôi là Andrei Tatarinov, người 25 năm sau trở thành đại sứ của nước Nga mới tại Việt Nam. Sau đó, trấn tĩnh đôi chút, ông Phạm Văn Đồng ngồi xuống chỗ thường lệ và long trọng tuyên bố: “Theo ủy quyền của Bộ Chính trị, tôi mời đại sứ tới đây để báo tin vui về chiến thắng hoàn toàn của nhân dân Việt Nam. Trong niềm vui mừng phấn khởi này cả nước chúng tôi đều nhớ đến sự giúp đỡ to lớn mà Liên Xô đã dành cho Việt Nam. Trong chiến thắng hôm nay có phần đóng góp của Liên Xô. Hình ảnh có tính biểu tượng là chính xe tăng Liên Xô do những người lính tăng Việt Nam điều khiển, lần đầu tiên đã tiến vào Dinh Độc Lập, và bộ đội Giải phóng đã vào tiếp quản Sài Gòn trên những chiếc xe tải Liên Xô”.

Và sau đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói với ông Boris Chaplin: “Đồng chí là đại diện nước ngoài đầu tiên mà tôi thay mặt BCH Trung ương Đảng thông báo về chiến thắng của Việt Nam”.

Những ngày ấy, khi đất nước Việt Nam được thống nhất, mãi mãi in đậm trong ký ức như là thời kỳ tươi sáng nhất trong đời tôi, - ông Boris Chaplin nhấn mạnh trong hồi ký.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала