Suy giảm thương mại Nga-Việt là hiện tượng nhất thời

© Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tất cả các chuyên gia Nga và Việt Nam mà Sputnik hỏi ý kiến đều tin chắc rằng sự suy giảm trong thương mại Nga-Việt năm 2019 chỉ là hiện tượng nhất thời.

Ba trong số các nguyên nhân suy giảm

Như tuyên bố của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, ông ‎Vyacheslav Volodin, các chuyên gia đang xác minh những lý do khác nhau dẫn đến suy giảm kết quả giao thương trong năm qua. Nhưng ngay bây giờ đã có thể gọi ra ba trong số những nguyên nhân. Đầu tiên là tác động tiêu cực của biện pháp trừng phạt tài chính và kinh tế mà phương Tây áp đặt chống Nga, cụ thể, ngăn chặn tiếp nối quan hệ đối tác của công ty Nga “Power Machines” với những người xây dựng thác thủy điện Long Phú. Nguyên nhân thứ hai là trong năm 2019, hết hạn hiệu lực ban đầu, ngắn hạn của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với EAEU, và bây giờ các bên tham gia hiệp định cần xây dựng quan hệ đối tác với chất lượng mới trên cơ sở lâu dài. Mà để làm được điều này, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường của nhau, làm quen với chuyện – ai sẽ kinh doanh và tiến hành công việc ở Việt Nam như thế nào. Thông tin hai chiều chưa đầy đủ là nguyên nhân thứ ba của hiện tượng suy giảm kết quả giao lưu thương mại năm ngoái.

Nhưng năm 2019 trôi qua không vô ích

Tuy nhiên, năm vừa qua cũng phô trương những điển hình nổi bật về quan hệ đối tác hiệu quả của Nga và Việt Nam. Tập đoàn Gazprom của Nga và liên doanh dầu khí Vietsovpetro tại Vũng Tàu đã làm việc thành công trên thềm lục địa Việt Nam, còn ở vùng Viễn Bắc của Nga có hoạt động hiệu quả của đối tác “Rusvietpetro”. Đã gia tăng quy mô thực hiện chương trình đầu tư của công ty Việt Nam “TH” tại Nga để tạo lập các tổ hợp chăn nuôi bò sữa hiện đại. Công ty liên doanh “Sovitkom” chuyên cung cấp cao su tổng hợp từ Nga cho các nhà máy sản xuất lốp xe ở Việt Nam cũng mở rộng hoạt động tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Công ty Silovye mashiny” - Sputnik Việt Nam
Vấn đề của các công ty Nga tại Việt Nam, kể cả dự án Long Phú có thể giải quyết được

Việt Nam chiếm vị trí thứ nhất ở Đông Nam Á và thứ hai trên thế giới về nhập khẩu thép tấm cán nóng, trọng lượng từ 8 đến 30 tấn, sản xuất từ nhà máy luyện kim ở thành phố Magnitogorsk của Nga. Đã bắt đầu thực hiện hợp đồng 5 năm cung cấp cho Việt Nam hơn 5 nghìn tấn dầu đậu nành từ vùng Amur của LB Nga. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik nhân sự kiện này, Giám đốc “OCEANPHARM” Nguyễn Thị Kim Anh nhận xét: 

“So với các loại dầu mà Việt Nam nhập khẩu từ Nam và Bắc Mỹ, dầu Amur có ưu điểm cạnh tranh vượt trội chủ chốt là hoàn toàn không có chất biến đổi gien”.

Suốt hơn 30 năm, hệ thống cột đường dây tải  điện cao thế và trạm biến áp ở Việt Nam trụ vững nhờ ứng nghiệm công nghệ tiếp đất chống sét do công ty “BIPRON” ở ngoại ô Matxcơva sáng chế.

“So với các hệ thống của chúng tôi, tuổi thọ làm việc hiệu quả của sản phẩm dây dẫn nối đất nhập từ ​​Hoa Kỳ và Nhật Bản kém hơn chục lần. Trong khi đó, họ yêu cầu diện tích đất rộng hơn gấp 10 lần. Thiết bị của chúng tôi đã được lắp đặt tại nhà máy thủy điện “Sesan-4”  và ba trạm biến áp ở tỉnh Thái Nguyên. Đến mùa hè năm 2020, cũng sẽ lắp đặt tại các nhà máy thủy điện “Yaly”, “Pleikrong”, “Nậm Chiến” và “Sesan 3A”, - ông Gribanov Giám đốc Kỹ thuật của công ty nói với Sputnik,

Còn tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thay vì các phụ kiện áp suất cao sản xuất tại Trung Quốc và nhanh chóng hư hỏng, đã có quyết định lắp đặt các phụ kiện tốt hơn nhiều do nhà máy Nồi hơi từ thành phố Barnaul của Nga cung cấp.

Nhà máy thủy điện Sê San 4 - Sputnik Việt Nam
Người tiêu dùng Việt Nam sẽ dùng điện không bị gián đoạn

Trong năm qua, tại Lễ hội cà phê quốc tế ở tỉnh Gia Lai, các nhà sản xuất Việt Nam thường xuất sang Nga 4-5 nghìn tấn hạt cà phê mỗi năm, đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng lượng cung cấp. Tập đoàn “Cherkizovo” của Nga trong năm bắt đầu đưa mặt hàng thịt gia cầm sang Việt Nam. Gần chục tấn kem đã đến Việt Nam từ vùng Novosibirsk của nước Nga. Dầu hướng dương từ Cộng hòa Adygea thuộc LB Nga đã có mặt trên kệ hàng trong các cửa hiệu Việt Nam. Từ vùng Smolensk của Nga, các thứ đồ uống quả ép và nước trái cây đóng trong bình thủy tinh đã được đưa sang Việt Nam. Và công ty “EcoFond” miền Altai bắt đầu cung cấp cho nước Cộng hòa nhiệt đới những thức ăn khô tốt nhất để nuôi tôm Artemia. 

Tìm kiếm mô hình hợp tác mới

“Hai nước chúng ta đã tích lũy được trình độ hợp tác kinh tế vững chắc…Và bây giờ nhiệm vụ của hôm nay là tìm ra mô hình hợp tác mới tương xứng với thực tế đối tác hiện đại”, -  PGS.TS Chu Đức Dũng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định trong cuộc phỏng vấn của Sputnik hồi năm ngoái.

Với mục tiêu này, kể từ nửa cuối năm ngoái, đại diện các cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền khu vực của Nga và Việt Nam đã giao lưu liên hệ trực tiếp với nhau ngày càng thường xuyên hơn, cả trong những cuộc Triển lãm ở Việt Nam, cả chuyến thăm các khu vực nhất định của hai nước. Hiệp hội hữu nghị Nga-Việt và Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga-châu Á đã dành sự hỗ trợ toàn diện cho các hoạt động này.

Lễ ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác - Sputnik Việt Nam
Trung tâm thương mại Việt-Nga sẽ được xây dựng tại tỉnh Thanh Hóa

Triển vọng đối tác thương mại-kinh tế thể hiện qua cả việc nhiều phái viên của những khu vực cụ thể của Nga được cử sang nhiều tỉnh của Việt Nam còn các sứ giả từ Việt Nam – đến thăm làm việc tại các nước Cộng hòa Bashkiria và Tatarstan, ở Voronezh, Kursk và hàng loạt khu vực khác của LB Nga. Tại Matxcơva và Saint-Peterburg tổ chức thành công những buổi thuyết trình giới thiệu cơ hội đầu tư và thương mại của Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh Thanh Hóa, Cần Thơ, Đắk Lắc và Bắc Ninh. Kết quả là đã ký kết hàng chục thỏa thuận ghi nhớ dự định và những bản hợp đồng cụ thể. Cũng đã quyết định thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa vùng Kaluga của Nga và tỉnh Bình Thuận, cũng như xây dựng Trung tâm Thương mại Việt-Nga tại tỉnh Thanh Hóa. Còn trong cuộc gặp với các chuyên gia từ “Rosselkhoznadzor”, các đại diện Việt Nam đã bày tỏ quan tâm đến việc mua hơn 2 triệu tấn ngũ cốc Nga vào năm 2020.

Hồi cuối năm qua, trong cuộc gặp tổ chức tại Matxcơva với Chủ tịch Quốc hội CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin lưu ý rằng Việt Nam không chỉ thuần túy là đối tác chiến lược của Nga, mà đó là một đất nước được người Nga yêu mến. Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì nhấn mạnh: Nhìn lại lịch sử bang giao giữa hai nước, có thể vững tin rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam và Nga sẽ vượt qua mọi thách thức và khó khăn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала