Hồ Chí Minh đối với người Nga - biểu tượng sống vĩnh hằng của Việt Nam

© Sputnik / Medvedev / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Hồ Chí Minh ở Crưm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Crưm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Đăng ký
Lễ kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhà chính trị lỗi lạc trong thế kỷ XX Hồ Chí Minh cũng được tổ chức tại Nga, nước bạn vĩ đại của ông, đất nước nơi ông đã trải qua 6 năm rưỡi trong những năm 1920-1930 - một phần mười hai cuộc đời mình...

Nhiều người Nga trân trọng kỷ niệm về những lần gặp gỡ lãnh tụ cách mạng Việt Nam trên đất Việt vào những năm 50, 60 thế kỷ 20. Một số hồi ức này nằm trong tuyển tập do Hội Hữu nghị Nga - Việt xuất bản tại Moskva. Một trong những tác giả, Yevgeny Kobelev, lần đầu tiên nhìn thấy Chủ tịch vào năm 1959, vào một ngày Chủ nhật trồng cây tại hồ Bảy Mẫu - trong Công viên Thống Nhất xinh đẹp. Vào giữa ngày chủ nhật, bên cạnh các sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong số đó có sinh viên 22 tuổi Yevgeny từ Đại học Tổng hợp Moskva, chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện bên cạnh và cũng bắt đầu xới đất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Chủ tịch Hồ Chí Minh - từ người cộng sản đầu tiên đến lãnh tụ thiên tài của dân tộc

Trong cuộc phỏng vấn với «Sputnik», Yevgeny Kobelev nói ông cũng có dịp dịch sang tiếng Nga bài phát biểu của Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ 22 Đảng cộng sản Liên Xô năm 1961 diễn ra ở Moskva. Và trong những năm 1964-1968, làm phóng viên TASS và trưởng văn phòng báo «Pravda» tại Hà Nội, ông có cơ hội tiếp xúc với Chủ tịch tại nhiều sự kiện chính thức.

"Hồ Chí Minh rất hiện đại, - ông Kobelev nói trong cuộc phỏng vấn với «Sputnik», - Trong các hoạt động của ông, các ý tưởng của ông, phần lớn phù hợp với cái mà bây giờ được gọi là tư duy chính trị mới. Ông sở hữu nghệ thuật kết hợp lợi ích dân tộc và giai cấp, lý tưởng yêu nước và xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa cuồng tín ý thức hệ, thứ gây ra thiệt hại nghiêm trọng không chỉ cho một chính đảng , hoàn toàn xa lạ với ông. Phương pháp bất bạo động, thỏa hiệp dựa trên việc tính đến lợi ích của không chỉ đa số, mà cả của thiểu số - chính lập trường chính trị này giống với tính cách con người của ông".

Lưu giữ kỷ niệm về Hồ Chí Minh tại Nga

Hàng năm vào ngày 19 tháng Năm, hoa tươi được đặt tại tượng đài người con vĩ đại Việt Nam ở Nga. Có bốn công trình như vậy: tại quảng trường mang tên Người ở Moskva, Ulyanovsk và Vladivostok, cũng như ở St.Petersburg, trong khuôn viên trường đại học quốc gia, nơi đặt Viện Hồ Chí Minh. Giám đốc viện, giáo sư Vladimir Kolotov, nói trong cuộc phỏng vấn với «Sputnik»:

Chủ tịch nước Việt Nam DCCH Hồ Chí Minh thăm Sevastopol - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2020
Có bao nhiêu phần đời Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với nước Nga?
"Viện Hồ Chí Minh khai trương ngày 19 tháng Năm năm 2010 với sự hợp tác chặt chẽ của Học viện Chính trị Nhà nước Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Đây là Viện Hồ Chí Minh duy nhất bên ngoài Việt Nam. Buổi khai trương có sự tham dự của đoàn đại biểu đại diện Việt Nam, đã trao tặng chúng tôi một bức tượng Hồ Chí Minh, được đặt trong sân trường đại học. Viện có một số hướng hoạt động. Chúng tôi đào tạo các nhà Việt Nam học, nghiên cứu khoa học, phân tích, làm việc trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tổ chức các hội nghị quốc tế về các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm cả liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Một trong những dự án lớn nhất mà chúng tôi thực hiện trong lĩnh vực văn hóa là tổ chức triển lãm về bốn nền văn hóa cổ đại của Việt Nam tại Bảo tàng quốc gia Ermirtaz, với sự hợp tác của Học viện Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ văn hóa Nga - Việt, 299 hiện vật về các nền văn hóa cổ Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai và Okeo đã được mang đến triển lãm. Triển lãm này đã có khoảng một triệu lượt người tham quan. Trong lĩnh vực kinh tế, chúng tôi hợp tác với các công ty Nga đang hoạt động tại Việt Nam hoặc có ý định vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi tham gia vào việc chuẩn bị và tổ chức các diễn đàn kinh tế ở St.Petersburg, trong đó phía Việt Nam tham gia tích cực. Chúng tôi cũng có các khóa học về Hồ Chí Minh và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Gần đây, tại thành phố chúng ta, trên con đường mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố kết nghĩa với St.Petersburg, bắt đầu xây dựng một tượng đài lớn hơn nhiều so với tượng trong đại học, tượng đài thứ hai của người con vĩ đại từ Việt Nam. Chính ở St.Petersburg, vào năm 1923, ông lần đầu tiên đặt chân lên đất Nga".
© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhNghi lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vladivostok
Nghi lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vladivostok - Sputnik Việt Nam
1/4
Nghi lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vladivostok
© Ảnh : SPBUTượng đài vị lãnh tụ Việt Nam tại Viện Hồ Chí Minh ở Saint-Peterburg
Tượng đài vị lãnh tụ Việt Nam tại Viện Hồ Chí Minh ở Saint-Peterburg - Sputnik Việt Nam
2/4
Tượng đài vị lãnh tụ Việt Nam tại Viện Hồ Chí Minh ở Saint-Peterburg
© Depositphotos.com / VLADJ55Tượng đài Chủ tích Hồ Chí Minh tại Matxcova
Tượng đài Chủ tích Hồ Chí Minh tại Matxcova - Sputnik Việt Nam
3/4
Tượng đài Chủ tích Hồ Chí Minh tại Matxcova
© Ảnh : The Ulyanovsk City Duma Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Ulyanovsk, LB Nga
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Ulyanovsk, LB Nga - Sputnik Việt Nam
4/4
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Ulyanovsk, LB Nga
1/4
Nghi lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vladivostok
2/4
Tượng đài vị lãnh tụ Việt Nam tại Viện Hồ Chí Minh ở Saint-Peterburg
3/4
Tượng đài Chủ tích Hồ Chí Minh tại Matxcova
4/4
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Ulyanovsk, LB Nga

Yekaterina Muralova, nghiên cứu sinh tại Viện các nước Á — Phi, Đại học Tổng hợp Moskva, nói với Sputnik cho biết cô đã đọc và rất thích thú các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong nguyên tác - cả tập thơ "Nhật ký trong tù" và các bài báo của ông.

"Hồ Chí Minh, theo tôi, là một biểu tượng sống vĩnh hằng của Việt Nam. Người mà tôi vô cùng kính trọng, đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi đến tự do, độc lập, thống nhất đất nước, trong nhiều năm là lãnh tụ của nhà nước Việt Nam, đã lãnh đạo đất nước, như người Nga nói “đi qua lửa và nước”. Và việc đất nước Việt Nam ngày nay đạt được mức độ thịnh vượng và tiến bộ cao là một công lao to lớn của Hồ Chí Minh. Tôi biết ở Việt Nam, Người được gọi một cách kính trọng là Bác Hồ. Trong suy nghĩ của tôi, ông  cũng gắn liền với một người bác khôn ngoan, tốt bụng. Và hình ảnh Hồ Chí Minh này gợi lên trong tôi những cảm xúc chân thành nhất", Ekaterina Muralova chia sẻ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала