Chuyên viên Nga: Khó tránh đối đầu quân sự trong không gian

© Flickr / DonkeyHoteyTrái đất nhìn từ không gian
Trái đất nhìn từ không gian - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 10 tháng Tám trên website của tạp chí Mỹ Scientific American đăng tải bài viết về cuộc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ.

Theo quan điểm của tác giả, hiện nay đang có khả năng cao hơn bao giờ hết về xảy ra chiến tranh trong không gian. Đài "Sputnik" đề nghị ông Vasily Kashin chuyên viên quân sự nổi tiếng của Nga từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ cho ý kiến về vấn đề này.  

Lĩnh vực quân sự không gian đã có bước nhảy vọt kể từ  thời Chiến tranh Lạnh. Khả năng do thám, viễn thông và định vị vệ tinh tăng lên  vượt bậc, còn mức giá lại giảm xuống. Các loại vũ khí thuộc lớp phổ biến và giá rẻ nhất là bom, tên lửa và đạn với bộ dẫn hướng dựa trên cơ sở định vị vệ tinh như các hệ thống GPS hoặc GLONASS. Thiếu vệ tinh viễn thông hầu như không thể  sử dụng máy bay không người lái, ngoại trừ những khí cụ bay thô sơ  nhất và rẻ tiền nhất. Do thám vệ tinh từng là  khởi đầu của quân sự không gian, bây giờ chỉ là một trong những phương hướng, mà lại còn không phải là chính yếu nhất.

Liên Xô và Hoa Kỳ đã chế tạo ra các vũ khí hủy diệt vệ tinh ngay từ những năm Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên các hệ thống như vậy không được sản xuất hàng loạt với số lượng đáng kể. Vào thời kỳ này, sức mạnh  vũ trụ còn chẳng mấy quan trọng. Trong khi đó, việc triển khai  vũ khí chống vệ tinh luôn tiềm ẩn rủi ro lớn cho sự ổn định chiến lược. Sử dụng hoặc thậm chí thử nghiệm các loại vũ khí như vậy có thể dễ dàng bị xem như động thái khởi đầu cuộc tấn công tên lửa-hạt nhân qui mô.

The Triangulum - Sputnik Việt Nam
Vũ trụ hấp hối với vận tốc nào?

Hiện nay tính chất chiến tranh hiện đại phần nhiều phân định từ sức mạnh công nghệ-kỹ thuật. Bên nào tước được của đối phương khả năng sử dụng công nghệ vũ trụ thì có thể phá vỡ hệ thống quản lý điều khiển, biến toàn bộ vũ khí và thiết bị quân sự  các lớp khác nhau thành mớ sắt thép vô dụng. Trong khi đó, tiến bộ về  kỹ thuật tên lửa và radar cũng như thiết bị điện tử cho phép chế ra hệ thống  nhỏ gọn và hiệu quả, đủ sức tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các vệ tinh của đối phương.

Kết quả là, các cường quốc quân sự dẫn đầu như Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều tích cực chăm lo chế tạo cải tiến các phương tiện đấu tranh với vệ tinh. Hoa Kỳ tiến xa hơn các nước khác trong việc thúc đẩy công nghệ để triển khai các hệ thống vũ khí tiềm năng trong không gian, nhưng cũng có những e ngại trước đà tiến bộ kỹ thuật của Nga và Trung Quốc về vũ khí chống vệ tinh bố trí trên mặt đất. Đương nhiên, Washington quen nhìn nhận một cách tiêu cực những sáng kiến của Matxcơva và Bắc Kinh về hạn chế  triển khai vũ khí trong quỹ đạo, đồng thời người Mỹ lại bày tỏ mối lo ngại khi Nga và Trung Quốc tiến hành thử nghiệm các hệ thống trên mặt đất. Hoa Kỳ muốn dành cho mình quyền tự do hành động trong vũ trụ, song song hạn chế các nước khác phát triển quốc phòng chống vũ khí bố trí trong không gian. 

Sergei Shoigu - Sputnik Việt Nam
Tướng Shoigu tuyên bố thành lập binh chủng mới – Lực lượng không quân vũ trụ

Tình hình có thể phức tạp hơn lên trong những thập kỷ tới. Tiếp sau Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể xuất hiện những cường quốc vũ trụ khác, tầm cỡ nhỏ hơn, chẳng hạn như Ấn Độ, Iran, Israel, Bắc Triều Tiên, và trong tương lai, có thể thêm cả Brazil và Pakistan. Tất cả các quốc gia này đều đang bắt đầu hoặc thể hiện tham vọng xúc tiến  chương trình không gian và tên lửa, đối với một số nước thì việc sử dụng hệ thống quân sự không gian thậm chí còn được coi như là sức mạnh cơ bản trong tình huống quân sự-chính trị phức tạp. Thành công của Iran trong việc chế tạo một số loại tên lửa đẩy và vệ tinh cho thấy rằng tiềm năng của những nước như vậy là không thể bỏ qua.  

Như vậy, không tránh khỏi viễn cảnh là vũ trụ sẽ trở thành đấu trường của xung đột quân sự, cũng như trước đây đã từng xảy ra với vùng trời. Các yếu tố như chi phí cao và sự phức tạp của công nghệ vũ trụ, độ dài thời gian thiết kế chế tạo… có thể làm chậm quá trình này, nhưng khó lòng ngăn chặn. Cũng hãn hữu khả năng đạt nhân nhượng trong lĩnh vực vũ khí không gian, bởi vì Hoa Kỳ —  thủ lĩnh không thể phủ nhận ở lĩnh vực khai thác vũ trụ phục vụ quân sự  — thì không muốn hạn chế cơ hội và quyền lực của chính mình.  Đồng thời những quốc gia vũ trụ đang ở trạng thái cạnh tranh chính trị với Hoa Kỳ, như Nga và Trung Quốc, cũng sẽ hoạch định biện pháp chống lại sức mạnh Mỹ, do đó có thể phát sinh phản ứng dây chuyền trong việc phát triển các thể loại vũ khí chống vệ tinh.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала