Chưa phải lúc nói đến chuyện Nga và Trung Quốc cung cấp máy bay tiêm kích cho Iran

© Sputnik / Vladimir AstapkovichMáy bay chiến đấu MiG-29
Máy bay chiến đấu MiG-29 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trang điện tử Wantchinatimes của Đài Loan vừa thông báo rằng Trung Quốc và Nga sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu cho Iran. Dành riêng cho thính giả và độc giả của "Sputnik", chúng tôi đã yêu cầu ông Vasily Kashin, chuyên viên nghiên cứu quân sự từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ đánh giá về độ chính xác của thông tin này.

Chuyên viên Vasily Kashin khẳng định rằng hiện tại còn quá sớm để nói về những chuyến cung cấp cho Iran các máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc.

Thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran không qui nhận tháo bỏ ngay tức thì các biện pháp cấm vận cung cấp vũ khí trong trừng phạt chống Iran. Thỏa thuận này chỉ dự trù khả năng hủy bỏ trừng phạt sau một số năm, tùy thuộc vào việc Tehran tuân thủ các điều khoản của giao kèo hạt nhân, cũng như khả năng cung cấp cho cho Iran những lô hàng vũ khí nhất định theo quyết định đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hiển nhiên quyết định như vậy phải không bị chặn bởi bất kỳ ủy viên thường trực nào của Hội đồng, trong đó có Hoa Kỳ và Anh.

Trong số hàng loạt biện pháp cấm vận vũ khí mà Hội đồng Bảo an LHQ đề ra để chống Iran, nghiêm khắc hơn cả là cấm xuất khẩu tới Tehran các chiến đấu cơ, xe tăng và các loại xe quân sự bọc thép, pháo cỡ nòng lớn, trực thăng tấn công và tên lửa cùng hệ thống vũ khí tên lửa.

Su-30SM - Sputnik Việt Nam
Nhóm hàng không Nga ở Sakhalin được tăng cường máy bay tiêm kích Su-30 SM
Trong chặng dài suốt những năm qua, Nga và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện quyết định của Hội đồng Bảo an LHQ và không lần nào cố vi phạm lệnh cấm. Hơn thế nữa, Matxcơva và Bắc Kinh sẽ không vi phạm chế độ trừng phạt chính vào lúc này, thời điểm vừa đạt được thỏa thuận sau rất nhiều khó khăn mới đạt được giao kèo quốc tế loại bỏ sự cô lập Iran. Bởi Nga và Trung Quốc có những kế hoạch tầm cỡ dành cho sự hợp tác kinh tế nghiêm túc với Iran — đất nước 80 triệu dân, có trình  độ giáo dục cao và nền  công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Trung Đông. Đưa được Iran ra khỏi vòng kiềm tỏa và áp lực kinh tế của phương Tây là một đề án chiến lược quan trọng, với ý nghĩa giá trị to lớn và lâu dài mà lợi nhuận từ giao kèo thương mại về cung cấp một số vũ khí sẽ không thể sánh bằng.

Như vậy, bất kỳ tưởng tượng nào về việc cung cấp máy bay tiêm kích cho Iran, cho dù đó là MiG-29 của Nga hay J-10 của Trung Quốc, đều  sẽ chỉ là tưởng tượng trong những năm tới.

Đồng thời, nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc cấm cung cấp  thiết bị quân sự cho Iran vẫn chừa lại khoảng không nhỏ dành cho hợp tác quân sự-kỹ thuật với Tehran. Trong khuôn khổ hạn chế không kể đến hầu như tất cả các loại hệ thống phòng không (ngoại trừ các tổ hợp tên lửa vác vai), thiết bị radar, phương tiện trinh sát, thông tin liên lạc, quản lý, và thiết bị chống vô tuyến định vị. Loại bỏ trừng phạt tài chính với Iran sẽ giảm nhẹ khó khăn phức tạp cho việc ký kết hợp đồng trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật. Mặt khác, cũng không nên đánh giá quá cao về khả năng Iran sẽ ngay lập tức xúc tiến giao dịch quan trọng để mua luôn vũ khí của Nga hay Trung Quốc. Nên nhớ, người Iran nổi tiếng là những nhà đàm phán cứng rắn và bướng bỉnh, sẵn sàng kiên trì bỏ nhiều năm để đạt tới ưu đãi giảm giá trong các thương vụ cung cấp vũ khí.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала