Nhà sáng chế “Bulava”: Khái niệm tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Hoa Kỳ là bất khả thi

© Ảnh : Rudi RietLầu Năm Góc
Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khái niệm do Hoa Kỳ vạch ra về đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu mà tác dụng giả định được trông đợi là sẽ nhanh chóng tiêu diệt kho vũ khí hạt nhân của đối phương, trên thực tế là bất khả thi, - RIA Novosti dẫn lời tuyên bố của chuyên viên sáng chế các tên lửa chiến lược của Nga từ Viện Kỹ thuật Nhiệt Matxcơva, Tổng công trình sư Yuri Solomonov.

Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Hoa Kỳ dự trù tạo lập khí cụ mang siêu thanh mà nguyên mẫu đang được thử nghiệm. Như giả thiết, từ lãnh thổ Mỹ thứ vũ khí này có thể giáng đòn tấn công phi hạt nhân với độ chính xác cao, triệt hạ các mục tiêu trên khắp Trái đất chỉ  trong khoảng một giờ sau khi phóng. Hệ thống này đặc biệt nguy hiểm vì theo trù tính nó sẽ có thể giáng đòn phi hạt nhân triệt tiêu lực lượng hạt nhân chiến lược.

"Triết lý Mỹ về đòn tấn công toàn cầu thật ra  chỉ là sự ngu xuẩn hiển nhiên, bởi dự trù khoảng thời gian rất lớn, trong vòng cả một giờ, nhằm gây tổn thất không thể khắc phục. Thế nhưng những hệ thống hiện có đủ khả năng phát hiện ra vật thể bay chỉ sau 5-10 phút bắt đầu chuyến bay. Như vậy đã là chiến tranh, không được sử dụng  những hệ thống như vậy”, – đó là ý kiến của Tổng công trình sư lãnh đạo khâu thiết kế những tên lửa như "Bulava", "Yars", "Topol" và những mẫu tên lửa khác.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg - Sputnik Việt Nam
NATO hứa đáp trả quân sự nếu có tấn công kết hợp vào các nước trong Liên minh
Dù sao chăng nữa, chuyên viên cho biết, khái niệm này vẫn đang được quảng bá rộng, và Hoa Kỳ đã tốn phí vào đây những khoản tiền khổng lồ.

Tổng công trình sư  Solomonov cho rằng đòn tấn công toàn cầu sẽ không được thực thi trên thực tế, nhưng nếu tách ra vẫn có những phân đoạn riêng giá trị dành cho những sáng chế khác thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và tư duy phát minh, kể cả cho các ngành công nghiệp dân dụng.

Đòn tấn công toàn cầu chớp nhoáng cũng không phải là khái niệm quân sự bất khả thi đầu tiên mà người ta đã hoạch định ở Hoa Kỳ, — nhà khoa học Nga nhận xét. "Người Mỹ từng không thể làm gì nổi trong việc thực thi Sáng kiến ​​Phòng thủ Chiến lược (SDI), ngoài những mánh khóe lừa đảo, như năm 1989  bị Quốc hội Hoa Kỳ  phát giác và đơn giản là bỏ tù những nhân vật từ Bộ Quốc phòng từng ngang nhiên dối trá.  Thế nhưng dù sao Liên Xô cũng đã có phản ứng, xem đây là chuyện thật và rồi phải bỏ ra kinh phí lớn để xác minh bác bỏ câu chuyện viễn tưởng kinh dị này”, — sáng chế gia Solomonov nói thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала