Vì sao Mỹ và đồng minh không bắn hạ tên lửa liên lục địa Triều Tiên?

© REUTERS / KCNAvụ phong tên lửa đạn đạo Hwasong-12
vụ phong tên lửa đạn đạo Hwasong-12 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mặc dù thời gian phóng tên lửa được cho là tên lửa liên lục địa hôm 4/7 của Triều Tiên khá dài, quân đội Mỹ và đồng minh đã phát hiện và theo dõi ngay từ đầu nhưng vẫn quyết định không bắn hạ.

NBC ngày 5/7 dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa 2 tầng mà Triều Tiên phóng hôm 4/7 là vũ khí mà Mỹ chưa từng thấy Bình Nhưỡng sử dụng trước đó.

Người phát ngôn này cũng xác nhận thêm, tên lửa Triều Tiên sau khi được phóng đi từ một bãi phóng mới đã có dấu hiệu tái xâm nhập khí quyển. Ông Davis nói, tên lửa này có khả năng bay được chặng đường hơn 5.500km, nghĩa là đã được coi là tên lửa đạn đạo liên lục địa và đủ để có thể tạo ra mối đe dọa đối với khu vực Alaska của Mỹ.

Tuy nhiên, ông Davis lý giải, Mỹ và đồng minh quyết định không bắn hạ tên lửa bởi vì họ không đánh giá đó là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là khi hiện chưa có bằng chứng cho thấy Triều Tiên có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa hay liệu tên lửa đã có thể tái xâm nhập khí quyển hoàn toàn chưa.

Những đánh giá trên của Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên. Tên lửa này bay được chặng đường khoảng 933km, cao 2.802km và đánh trúng mục tiêu giả định trên biển Nhật Bản.

Trong khi Mỹ và Hàn Quốc xác nhận đây là tên lửa đạn đạo liên lục địa, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng đó chỉ là tên lửa tầm trung với chặng bay chỉ khoảng hơn 500km.

Giới chuyên gia trong khi đó chỉ ra một điểm bất thường của vụ phóng đó là khoảng thời gian phóng dài tới 39 phút. Dựa vào phân tích góc bay của tên lửa, các chuyên gia Mỹ cho rằng, tên lửa này có tầm bắn khoảng gần 6.000km, có thể bắn tới Alaska của Mỹ.

Nguồn: dantri

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала