Đối đầu Ấn Độ, Trung Quốc xuất tướng “chinh phục” láng giềng

© Ảnh : xinhhuaThủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nepal đang thực hiện chính sách ngoại giao "thân Trung Quốc". Phía Pakistan nhấn mạnh quan hệ với Trung Quốc là "anh em" nên ủng hộ mọi chủ trương của Trung Quốc cho dù thế nào.

Tranh thủ xu hướng "thân Trung Quốc" ở Nepal

Báo chí Trung Quốc các ngày 15 và 16/8 cho hay chiều ngày 14/8 Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đã đến sân bay quốc tế thủ đô Katmandu của Nepal. Sáng ngày 15/8, ông Uông Dương tham dự lễ khởi công dự án sửa chữa "Miếu thần 9 tầng" ở quảng trường tại thủ đô Katmandu.

Chiều ngày 15/8, ông Uông Dương lần lượt hội kiến với người đứng đầu hai đảng cộng sản ở Nepal; ngày 16/8, tham quan Trung tâm nghiên cứu, đào tạo y dược truyền thống Nepal và tiến hành hội kiến với Thủ tướng, Tổng thống Nepal.

Đáng chú ý, trong cuộc gặp ngày 16/8, Tổng thống Nepal Bhandari tuyên bố Nepal và Trung Quốc là "láng giềng tốt, bạn thực sự". Nepal sẽ tích cực tham gia xây dựng "Vành đai, Con đường". Khi gặp Thủ tướng Nepal, ông Uông Dương kêu gọi không ngừng mở rộng quy mô thương mại, đầu tư, thúc đẩy ổn định xây dựng các dự án như cơ sở hạ tầng, tái thiết sau thảm họa, mở rộng hợp tác nông nghiệp và năng lượng, thúc đẩy giao lưu nhân văn, tăng cường hợp tác về du lịch, y tế, đào tạo nguồn nhân lực.
Ngày 14/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết chuyến thăm Nepal của Phó Thủ tướng Uông Dương là hoạt động trao đổi cấp cao quan trọng giữa Trung Quốc và Nepal. Trung Quốc muốn thông qua chuyến thăm này để tiếp tục thực hiện đồng thuận song phương, tăng cường hợp tác hai nước trong khuôn khổ "Vành đai, Con đường".

© Ảnh : newbusinessageNepal ở giữa Ấn độ và Trung Quốc
Nepal ở giữa Ấn độ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Nepal ở giữa Ấn độ và Trung Quốc

Trong khi đó, theo báo chí Ấn Độ, tuần trước, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cũng đã đến thăm Nepal và đã lần lượt hội đàm và hội kiến với các quan chức cấp cao Nepal như Thủ tướng, Ngoại trưởng.
Hãng tin AFP Pháp ngày 14/8 cho rằng những năm gần đây Nepal nghiêng về Bắc Kinh. Đây là một phần trong chính sách của Nepal nhằm giảm áp lực nội bộ bởi sự lệ thuộc vào Ấn Độ. Dự án đường sắt Ấn Độ giúp Nepal xây dựng đã bị hủy bỏ.
Hiện nay, một tuyến đường sắt đang xây dựng ở miền bắc Nepal là do Trung Quốc giúp đỡ, với hy vọng mở rộng thương mại quốc tế. Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước nhỏ ở khu vực Nam Á đang gây lo ngại cho Ấn Độ.
Tờ Himalayas ngày 14/8 cho hay năm 2017, Trung Quốc cam kết đầu tư 8,3 tỷ USD đối với Nepal để xây dựng các dự án như đường sá, nhà máy thủy điện. Khoản đầu tư này đã vượt xa 317 triệu USD mà Ấn Độ hứa hẹn.
Cuối tháng trước, cựu Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Oli đã đến thăm Tây Tạng và có cuộc gặp với đại diện phía Trung Quốc, cho biết Nepal sẵn sàng tham gia xây dựng "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc. Ông này được cho là người "thân Trung Quốc".
Báo chí Ấn Độ cho rằng việc ông Khadga Prasad Oli từ chức là "thành tựu ngoại giao" của Ấn Độ. Bề ngoài, Nepal cho biết họ "giữ trung lập", nhưng các dấu hiệu cho thấy Nepal đang thực hiện chính sách ngoại giao "thân Trung Quốc".
Có học giả Nepal cho rằng việc tranh chấp biên giới Trung — Ấn leo thang hiện nay chính là thời cơ tốt nhất để đề xuất giải quyết tranh chấp biên giới giữa Nepal và Ấn Độ.

Tranh thủ ủng hộ của "anh em" Pakistan
Ngày 14/8, tại Islamabad, Tổng thống Pakistan Mamnoon Hussain đã hội kiến với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Ông Mamnoon Hussain nhấn mạnh, Pakistan và Trung Quốc là "người bạn tin cậy". Pakistan sẽ tiếp tục kiên định ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, hoàn toàn ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp biên giới Trung — Ấn, đồng thời Pakistan sẽ tích cực tham gia xây dựng "Vành đai, Con đường".
Một bản tuyên bố bằng văn bản của chính quyền Tổng thống Pakistan cho biết Tổng thống Mamnoon Hussain đã khen ngợi việc xử lý khéo léo của Trung Quốc đối với vấn đề tại khu vực Doklam, đồng thời tái khẳng định Pakistan ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề như Tây Tạng, Tân Cương…
Ông Mamnoon Hussain cho biết Pakistan sẽ tiếp tục tiến hành hợp tác với Trung Quốc để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Ông ca ngợi vai trò của Trung Quốc trong việc đem lại hòa bình, ổn định cho Afghanistan và mong muốn vấn đề này có thể nhanh chóng được giải quyết.
Ông Uông Dương nhấn mạnh  rằng trong 66 năm qua, quan hệ Trung Quốc — Pakistan luôn phát triển lành mạnh, ổn định và ông coi đây là hình mẫu của quan hệ giữa nước này với nước kia. Cùng ngày, ông Uông Dương còn tham dự lễ kỷ niệm tròn 70 năm ngày độc lập của Pakistan. 
Ngày 13/8, Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi đã tiếp ông Uông Dương, tuyên bố Pakistan và Trung Quốc là "anh em". Pakistan sẽ cùng phía Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc — Pakistan. Hai bên đã tham dự lễ khánh thành và khởi công các dự án hợp tác quan trọng cùng lễ ký kết văn kiện hợp tác giữa hai nước.

© REUTERS / Faisal MahmoodTổng thống Pakistan, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Pakistan
A policeman stands guard next to giant portraits of (L-R) Pakistan's President Mamnoon Hussain, China's President Xi Jinping, and Pakistan's Prime Minister Nawaz Sharif, displayed along a road ahead of Xi's visit to Islamabad - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Pakistan, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Pakistan

Phía Ấn Độ cho rằng hành lang kinh tế Trung Quốc — Pakistan ở lân cận khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, vì vậy việc xây dựng nó sẽ gây thiệt hại cho chủ quyền và lợi ích của Ấn Độ.
Ấn Độ lo ngại Trung Quốc thúc đẩy xây dựng "Vành đai, Con đường" sẽ làm suy yếu vai trò ảnh hưởng của Ấn Độ ở Nam Á và Ấn Độ Dương. Tháng 5/2017, Chính phủ Ấn Độ từ chối cử đoàn đại biểu tham gia Diễn đàn cấp cao "Vành đai, Con đường". Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ còn đang rơi vào tình trạng bế tắc "không chiến, không hòa" ở khu vực Doklam.
Dư luận Ấn Độ rất cảnh giác với chuyến thăm Pakistan của ông Uông Dương. Tờ First Post Ấn Độ ngày 14/8 cho rằng chuyến thăm Pakistan của ông Uông Dương tiếp tục cho thấy quan hệ Trung Quốc — Pakistan ngày càng chặt chẽ, bày tỏ lo ngại về vấn đề Kashmir. 
Tờ The Hindu Ấn Độ cho rằng Đoàn đại biểu Trung Quốc do ông Uông Dương dẫn đầu là "khách đặc biệt" trong lễ kỷ niệm tròn 70 năm ngày độc lập của Pakistan. Quan chức ngoại giao Pakistan nhấn mạnh chuyến thăm này thể hiện tư thế đặc biệt của lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc đối với "quan hệ đối tác toàn diện" Trung Quốc — Pakistan.
Theo đánh giá của tờ Liên hợp buổi sáng Singapore ngày 15/8, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương thăm Nam Á vào thời điểm này rõ ràng có ý tranh thủ sự ủng hộ của các nước láng giềng, đồng thời gây sức ép cho Ấn Độ về mặt ngoại giao.

Nguồn: viettimes

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала