Nga lập 'căn cứ' đáng sợ hơn ở Cuba

© Sputnik / Victor SujovSoviet restaurant in Havana
Soviet restaurant in Havana - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phương Tây lo ngại Nga có thể gia tăng ảnh hưởng kinh tế để đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gián điệp trên hòn đảo Caribe này.

Ô tô Lada trở lại

Hãng tin Reuters đưa tin vào tháng 1/2018, hơn 300 chiếc xe ô tô Lada mới bóng bẩy sẽ xuất hiện trên đường phố La Habana (Cuba). Nhà sản xuất Avtovaz của dòng xe này và cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại Nga, cho biết họ hy vọng sẽ gia tăng số lượng ô tô xuất khẩu, nhờ sự tài trợ của Ngân hàng phát triển Nga (VEB).

Dựa vào sự tài trợ của nhà nước, Avtovaz và các công ty khác của Nga sẽ một lần nữa gia tăng doanh số bán hàng trên hòn đảo Caribe này.

© Sputnik / Владимир Песня / Chuyển đến kho ảnhLada Vesta
Lada Vesta - Sputnik Việt Nam
Lada Vesta

Phương Tây đánh giá đây là một phần trong nỗ lực để Moscow nối lại quan hệ thương mại, quân sự và chính trị với Cuba trong bối cảnh chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang dần quay lưng với quốc gia này.

Theo số liệu chính thức của Nga, xuất khẩu của nước này sang Cuba đã tăng 81% trong năm nay, đạt 225 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 1-9/2017. Nhà sản xuất dầu mỏ Rosneft của Nga hồi tháng 5/2017 cũng đã nối lại việc vận chuyển nhiên liệu sang Cuba lần đầu tiên trong suốt thế kỷ qua.

Lãnh đạo của Rosneft cũng đã gặp mặt Chủ tịch Cuba Raul Castro tại La Habana hôm 16/12 — dấu hiệu mới nhất cho thấy 2 nước đang chuẩn bị cho một thỏa thuận năng lượng lớn. Hai nước đã từng thảo thuận về việc tăng cường cung cấp dầu của Nga cho Cuba và phát triển các mỏ dầu ngoài khơi của Cuba.

Đây có thể là một sự trợ giúp lớn cho Cuba trong bối cảnh các lô hàng vận chuyển nhiên liệu giá rẻ từ đồng minh Venezuela bị đình trệ. Tháng trước, công ty tư nhân Sinara của Nga lần đầu tiên đã chuyển giao 75 đầu máy xe lửa trị giá 190 triệu USD, được Cuba đặt hàng vào năm 2016.

Nhà sản xuất xe tải lớn nhất của Nga là KAMAZ cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Cuba. Các cuộc đàm phán về việc xây dựng các tuyến đường sắt và cơ sở hạ tầng khác vẫn đang được tiến hành.

Đại diện thương mại của Nga tại Cuba Aleksandr Bogatyr lạc quân nhận định rằng hiện là giai đoạn phục hưng và dự đoán kim ngạch thương mại song phương có thể đạt 350 triệu USD đến 400 triệu USD trong năm nay, tăng từ mức 248 triệu USD năm 2016. Đây là một trong những mức tăng cao nhất suốt gần 2 thập kỉ qua.

Việc Nga đẩy mạnh đầu tư vào Cuba diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Trump ra lệnh dừng các nỗ lực của người tiền nhiệm Barack Obama trong việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba và giảm bớt cấm vận thương mại của Mỹ đối với Cuba. Tháng 6/2017, ông Trump ra lệnh thắt chặt những hạn chế về thương mại và du lịch một lần nữa với Cuba, gây thất vọng cho các doanh nghiệp Mỹ.

© REUTERS / Carlos BarriaU.S. President Donald Trump is applauded after signing an Executive Order on US-Cuba policy at the Manuel Artime Theater in Miami, Florida, U.S., June 16, 2017
U.S. President Donald Trump is applauded after signing an Executive Order on US-Cuba policy at the Manuel Artime Theater in Miami, Florida, U.S., June 16, 2017 - Sputnik Việt Nam
U.S. President Donald Trump is applauded after signing an Executive Order on US-Cuba policy at the Manuel Artime Theater in Miami, Florida, U.S., June 16, 2017

Sau đó vào tháng 9, chính quyền của ông đã cắt giảm nhân sự sứ quán Mỹ tại Cuba.

Theo giới phân tích, Moscow đã chớp cơ hội như một cách để làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khi tăng cường "dấu chân" của Nga ở Cuba.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Moscow đã ủng hộ chính phủ cách mạng của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro, hỗ trợ hàng tỷ USD lương thực, máy móc và nhiều hàng hóa khác. Tuy nhiên, những khoản trợ cấp này đã biến mất khi Liên bang Xô viết sụp đổ hồi năm 1991. Thương mại từ đó cũng sụt giảm.

Dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin, Moscow đã tìm cách vực dậy mối quan hệ với Mỹ Latinh, đặc biệt là với các nước đang lo lắng về ảnh hưởng của Mỹ.

Nguồn: baodatviet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала