Mỹ không tin S-200 đủ linh hoạt để bắn hạ F-16

Đăng ký
Dù vụ đáp trả của Syria khiến F-16 Israel nằm đất đã 3 ngày nhưng đến nay, danh tính chính xác vũ khí bắn hạ vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Theo nguồn tin quân sự Syria xác nhận, vũ khí thực hiện vụ bắn hạ tiêm kích F-16 của Israel hôm 10/2 là hệ thống phòng thủ S-200 của Damascus.

Thông tin này cũng đã được Nga xác nhận.

Tuy nhiên, theo nhận định của Tạp chí Defense News, sẽ rất khó để S-200 thực hiện pha đánh chặn này bởi nhiều lý do khác nhau.

Tạp chí Mỹ cho rằng, điểm yếu của hệ thống S-200 chính là sử dụng bệ phóng cố định và radar cồng kềnh, không có khả năng cơ động trong điều kiện chiến tranh. Tuy một số nước như Iran từng hiện đại hóa S-200 để giảm thời gian triển khai và thu hồi, khả năng cơ động kém vẫn là điểm yếu chết người của tổ hợp này.

Trong trường hợp nổ ra xung đột quy mô lớn, các trận địa S-200 dễ bị vô hiệu hóa bằng vũ khí như tên lửa hành trình trước khi kịp đe dọa máy bay đối phương. Điều này khiến lá chắn S-200 chỉ có tác dụng chính là răn đe trong thời bình.

Ngoài ra, theo phân tích của chuyên gia Mỹ, dù là hệ thống phòng thủ tầm cao chỉ đứng sau S-400 và xa hơn hẳn hệ thống S-300 hiện tại nhưng hệ thống S-200 lại không có khả năng bám và bắt chết mục tiêu tầm thấp.

Trong khi pha đánh chặn F-16 hôm 10/2 vừa qua lại ở tầm bắn có thể quan sát bằng mắt thường.

Sau khi dẫn một vài phân tích cụ thể, tạp chí Mỹ nhận định, gần như chắc chắn vũ khí Syria dùng để bắn hạ chiếc F-16 của Israel không phải là S-200 mà nó có thể là Buk-M2 hoặc phiên bản tối tân của Pantsir-S hơn cả bản của Nga đang dùng mới được Moscow chuyển giao cho Damascus trước đó không lâu.

Defense News dẫn những thông tin tình báo có được cho biết, phiên bản Pantsir-S2 mà Syria đã tiếp nhận được trang bị 2 mảng radar quét điện tử chủ động (AESA) bố trí trước — sau giúp tăng phạm vi tác chiến cũng như xóa bỏ độ trễ khi quét, đây là biến thể Pantsir tối tân nhất mà Nga bán ra nước ngoài.

Tên lửa mới trang bị cho Pantsir-S1 được tăng tầm bắn từ 20 km lên đến 30 km, kích thước của tên lửa sẽ được thay đổi chút ít nhưng nó vẫn sẽ vừa với bệ phóng và không yêu cầu bất kỳ sự thay đổi nào khác.

Hệ thống Pantsir-S2 có thể cùng lúc khai hỏa nhắm bắn 2 mục tiêu và tấn công đến 12 mục tiêu trong vòng 1 phút. Tầm bắn hiệu quả của tên lửa là 20 km với độ cao diệt mục tiêu sát mặt đất cho đến tối đa 8 km và với pháo phòng không 2A38M là 3 — 4 km. Xác suất tiêu diệt mục tiêu từ 0,6 — 0,8 tùy thuộc vào loại mục tiêu. Thời gian phản ứng từ 5-6 giây.

Radar của hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu trên không với diện tích phản xạ từ 2 — 3 m2 ở khoảng cách trên 30 km và bám bắt mục tiêu ở khoảng cách trên 24 km, nó cũng có thể hoạt động ở chế độ thụ động bằng cách sử dụng kênh hồng ngoại ở bước sóng dài với hệ thống tự động xử lý tín hiệu và theo dõi.

Với những tính năng đặc biệt của hệ thống phòng không Pantsir-S2, tạp chí Mỹ cho rằng, chúng thừa khả năng để phản ứng trước một cuộc tập kích bất ngờ của phía Israel và đủ sức mạnh để đánh chặn chiến thuật bay cực thấp để lẫn trốn lưới lửa phòng không của Syria.

Tuy nhiên, ngoài hệ thống Pantsir-S2, những hệ thống phòng không khác của chính quyền Damascus hoàn toàn có thể làm nên chuyện nếu tiêm kích Israel bay vào tầm bắn như Buk-M2 hay thậm chí là Pechora-2M. Hiện một thế trận phòng không Pechora-2M sau nâng cấp mới được Syria triển khai ở ngoại ô Damascus.

Nguồn: baodatviet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала