CPTPP và vai trò của Việt Nam

© Ảnh : TTXVNBộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn tất đàm phán và đã chứng tỏ vai trò trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế khu vực.

Vẫn giữ được "chất" của hiệp định thương mại chất lượng cao

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nay là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vượt ra ngoài khung khổ một hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên vì các lý do:

ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam được gì và mất gì khi TPP không có Mỹ?

Thứ nhất, CPTPP hướng vào tương lai và bắt nhịp, phản ánh các xu hướng các xu hướng mới trong các vấn đề thương mại, đầu tư, dịch chuyển nguồn lực. Trong một chừng mực nhất định, nó là khuôn mẫu cho các thỏa thuận, hiệp định tiếp theo về tăng cường liên kết, hội nhập, mở cửa, tự do hóa thương mại, đầu tư. Không phải ngẫu nhiên mà TPP, nay là CPTPP được xem là một trong những hòn đá tảng để tiến lên trong dài hạn xây dựng khu vực mậu dịch tự do cho cả khu vực châu Á — Thái Bình Dương FTAAP.

© Ảnh : Kinh Tế Đô Thị11 nước thành viên CPTPP sau khi Mỹ rút lui.
11 nước thành viên CPTPP sau khi Mỹ rút lui. - Sputnik Việt Nam
11 nước thành viên CPTPP sau khi Mỹ rút lui.

Thứ hai, TPP đi sâu vào thực chất, loại trừ những rào cản làm tăng thêm chi phí giao dịch, gắn với chính sách sau đường biên giới. Bên cạnh những tác động đối với thương mại, đầu tư…  TPP còn có ý nghĩa lớn hơn, là chất xúc tác cho tái cấu trúc kinh tế, cho cải cách.

Do vậy, về nguyên tắc, CPTPP vẫn giữ được cái "chất", cái "hồn" là hiệp định với chất lượng cao mặc dù có trên 20 điều khoản "đóng băng".

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Washington, DC - Sputnik Việt Nam
Mỹ rời TPP, Việt Nam sẽ ứng xử thế nào?
Mặc dù do Mỹ rút khỏi, sân chơi đã thu nhỏ đáng kể nhưng vẫn CPTPP vẫn đóng vai trò quan trọng cho cải cách thể chế đối với mỗi nước thành viên và đóng góp tích cực vượt ra ngoài khuôn khổ một hiệp định thương mại, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang nổi lên ở một số nơi trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển.

CPTPP rất quan trọng cho tiến trình hội nhập, liên kết, phát triển không chỉ ở khu vực mà còn thế giới, ông Võ Trí Thành khẳng định.

TS Nicholas Chapman, Đại học Quốc tế Nhật Bản nhận định, việc đạt được TPP "phiên bản mới" là bước đột phá đối với các quốc gia thành viên hiệp định nói riêng và cộng đồng ủng hộ tự do hóa thương mại nói chung. Đây thành tựu mang tính đột phá trong kỳ APEC năm 2017.

CPTPP sẽ giúp các quốc gia trong khu vực có thêm "năng lực đàm phán" đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng như là bàn đạp cho Canada và Mexico tiến tới NAFTA. Một khi hoàn thành, CPTPP sẽ hỗ trợ các nước thành viên đạt được những điều khoản tiến bộ và yêu cầu cao hơn với các FTA nói trên. Bên cạnh đó, CPTPP có thể trở thành một bản lề cho các FTA đang thành hình, bao gồm cả RCEP và NAFTA.

Vai trò của Việt Nam

Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick nhận định, như chúng ta đều biết, trào lưu bảo hộ đang nổi lên ở nhiều nơi trên thế giới đe doạ sẽ đảo ngược nhiều thành tựu kinh tế trong vài thập kỷ qua. Đây là lý do tại sao kết quả các cuộc đàm phán về CPTPP tại APEC ở Việt Nam lại rất quan trọng. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn tất các cuộc đàm phán và chứng tỏ vai trò của mình trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế trong khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương.

Việt Nam đã hoàn thành một nhiệm vụ tuyệt vời trong năm chủ nhà APEC: thúc đẩy tăng trưởng và công việc; tăng cường hội nhập khu vực; thúc đẩy an ninh lương thực; và phát triển nguồn nhân lực. Đây là những vấn đề quan trọng cho tất cả các nền kinh tế, không chỉ riêng những nước đang phát triển mà còn với các nền kinh tế lớn, Đại sứ Australia tại Việt Nam nhận định. Đây là một thoả thuận chất lượng cao mang lại lợi ích kinh tế cho tất cả các thành viên, đặc biệt là Việt Nam.

© Ảnh : Tiến Tuấn/ZingBộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Motegi trong buổi họp báo sáng 11/11
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Motegi trong buổi họp báo sáng 11/11 - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Motegi trong buổi họp báo sáng 11/11

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Wendy Matthews cũng nhận định, thỏa thuận này đã đạt nhiều bước tiến tại hội nghị APEC năm ngoái tại Việt Nam và tin tưởng rằng, CPTPP sẽ thêm một nét son cho mối quan hệ vốn sẵn tốt đẹp giữa Việt Nam và Zealand.

Khẳng định Việt Nam là một tiếng nói mạnh mẽ đóng góp vào CPTPP, TS Nicholas Chapman, Đại học Quốc tế Nhật Bản rằng, điều này cho thấy niềm tin của Việt Nam vào tự do thương mại, cũng như vai trò của các thỏa thuận tự do thương mại đối với mục tiêu hội nhập, đa dạng hóa và phát triển bền vững của Việt Nam. Chắc chắn thỏa thuận này sẽ tạo ra thuận lợi cho DN Việt Nam phát triển, cũng như góp phần vào một môi trường thương mại minh bạch và tiềm năng. 

 Nguồn: Kinh Tế Đô Thị

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала