“Triều Tiên sẽ đi theo con đường của Việt Nam? Không bao giờ!”

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyến thăm chính thức của ông Kim Jong-un tới Việt Nam sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều không chỉ nhằm hồi sinh mối quan hệ vốn đã nguội lạnh của hai nước, mà còn để xem xét kỹ hơn về nền kinh tế Việt Nam, vốn phát triển năng động sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, khẳng định rằng Việt Nam là tương lai của Triều Tiên thật ra chỉ dựa trên những cơ sở không chính xác, và CHDCND, khi xây dựng mô hình kinh tế mới, sẽ không đi theo con đường Việt Nam, mà là của Hàn Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Triều Tiên âm thầm khảo sát kinh tế Việt Nam

Ý kiến ​​này được ông Yang Un-Chul, người đứng đầu nhóm nghiên cứu chiến lược thống nhất thuộc Viện Sejong, nêu ra trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

"Về vấn đề kinh tế, nếu nhiệm vụ chính của Việt Nam là phát triển kinh tế, thì đối với Triều Tiên, việc tái cấu trúc nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Do đó, cơ hội mà Bình Nhưỡng sẽ tập trung vào Hà Nội trong vấn đề này là vô cùng nhỏ", chuyên gia Hàn Quốc cho biết.

"Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và các nước tư bản khác, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng nông nghiệp vẫn là trung tâm của nền kinh tế. Trong khi Triều Tiên lại đang đi theo con đường phát triển với trọng tâm là các ngành công nghiệp nặng và hóa học. Do đó, nhận thức và mục tiêu kinh tế của họ là khác nhau", ông Yang giải thích.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại lễ đón - Sputnik Việt Nam
Báo Nhật nói gì về cơ hội đầu tư của Việt Nam vào Triều Tiên?
Theo nhà khoa học, mô hình mới cho CHDCND có thể sẽ dựa trên liên doanh với đầu tư nước ngoài, hoạt động theo nguyên tắc xử lý nguyên liệu thô do khách hàng cung cấp đi kèm với việc sử dụng lực lượng lao động có trình độ học vấn cao của miền Bắc và công nghệ rẻ tiền.

Với Việt Nam, đất nước đã chiến đấu chống lại các cường quốc như Pháp và Hoa Kỳ, CHDCND có thể chia sẻ giá trị chung như "niềm tự hào dân tộc". Và hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Hà Nội phần lớn nhằm khôi phục mối quan hệ đặc biệt liên kết hai nước, cũng như để tạo ra một đối trọng nhất định với Trung Quốc.

"Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng kế hoạch của những nhà cải cách ôn hòa từ Đảng Cộng sản Việt Nam ở giai đoạn đầu đã thất bại, và thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn nhỏ hơn người Trung Quốc 3 lần. Do đó, có khả năng Triều Tiên phần lớn sẽ chỉ tham khảo kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam hơn là coi đây như một đối tác thương mại, và việc tập trung vào mô hình kinh tế của đất nước này đơn giản là không có cơ sở", chuyên gia dự đoán.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала