Trung Quốc bình luận về chuyện hậu thân Đạt Lai Lạt Ma tái sinh ở Ấn Độ

© AP Photo / Ashwini BhatiaĐức Đạt Lai Lạt Ma
Đức Đạt Lai Lạt Ma - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bắc Kinh (Sputnik) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc bình luận về câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc phỏng vấn của Reuters rằng, Ngài có thể tìm thấy sự hiện thân tại Ấn Độ một khi Ngài viên tịch.

Lãnh tụ tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng cảnh báo rằng, bất cứ người kế nhiệm nào do Trung Quốc đề cử cũng sẽ không được tôn trọng.

"Chính Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng được tìm thấy và được phê duyệt theo các quy định tôn giáo và quy định lịch sử. Khi đó một yêu cầu bằng văn bản đã được gửi tới Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và Chính phủ đã chấp thuận sự kế thừa. Vì thế, tất cả mọi người, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma nên tôn trọng pháp luật và các quy tắc được thiết lập trong lịch sử, — phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang bình luận về tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma - Sputnik Việt Nam
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ cách đưa ra quyết định trong tình huống phức tạp
Ông Geng Shuang nhấn mạnh rằng, chính phủ Trung Quốc tuân thủ chính sách tự do tôn giáo, đất nước này có "Quy tắc về các vấn đề tôn giáo" và "Các biện pháp hành chính điều chỉnh sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma của Phật Giáo Tây Tạng".

"Chính phủ Trung Quốc tôn trọng và bảo vệ truyền thống này trong Phật giáo Tây Tạng", — nhà ngoại giao kết luận.

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV Tenzin Gyatso đã rời khỏi Tây Tạng vào năm 1959 sau khi cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền Trung Quốc bị thất bại. Cùng với những người ủng hộ, ông sống ở thành phố Dharmsala của Ấn Độ, nơi "chính quyền Tây Tạng lưu vong" hoạt động. Vào tháng 3 năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố đã đến lúc bàn giao vai trò chính trị cho người lãnh đạo mới, nhưng, điều này không làm dịu cuộc tranh luận với Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc vẫn coi ông là kẻ ly khai.

Đức Đạt Lai Lạt Ma - Sputnik Việt Nam
Đức Đạt Lai Lạt Ma gây ra mối bất hòa giữa Bắc Kinh và New Delhi?
Theo truyền thống Phật giáo, hóa thân tái sinh là một trong những đặc điểm quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Sau khi chết về thể xác, Đức Đạt Lai Lạt Ma di cư đến cơ thể của một đứa trẻ sơ sinh. Do đó, sau cái chết của Đạt Lai Lạt Ma, các nhà sư tổ chức tìm kiếm hóa thân tiếp theo — một đứa trẻ phải có những đặc điểm nhất định và phải trải qua đợt kiểm tra. Quá trình tìm kiếm thường kéo dài vài năm. Sau đó, đứa trẻ được đưa đến Lhasa, thủ đô Tây Tạng, nơi anh ta được đào tạo dưới sự hướng dẫn của các Lạt ma giàu kinh nghiệm.

Có một số dấu chỉ giúp tìm kiếm và phát hiện hóa thân kế tiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà sự ra đời thường xảy ra ở Tây Tạng, Trung Quốc hoặc Mông Cổ.
Quá trình tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp là rất dài và phức tạp. Di thể của Đạt Lai Lạt Ma được ướp và được đưa lên ngai vàng, người ta chờ đợi lúc khi thi thể thay đổi vị trí. Sau đó, gởi những hình ảnh thiêng liêng từ hồ thiêng, nơi có thể nhìn thấy những chữ cái giúp đoán tên gọi tỉnh Tây Tạng, nơi phải tìm kiếm Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp. Và một đoàn tìm kiếm đặc biệt gồm các nhà sư được gửi đến đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала