Tại sao tình hình Colombia căng thẳng vào chính lúc này?

© Luisa GonzalezCuộc biểu tình ở Colombia
Cuộc biểu tình ở Colombia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau bảy ngày biểu tình, tình hình ở đất nước Nam Mỹ này không có dấu hiệu lắng xuống. Các thỏa thuận hòa bình thất bại, sự bất an và bạo lực ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo xã hội, một loạt các biện pháp kinh tế không phổ biến gây chia rẽ.

Khoảng 62% dân số không tán thành hành động của Tổng thống Ivan Duke, tại một số khu vực, người dân kêu gọi đình công toàn quốc yêu cầu ông ta phải từ chức.

Cuộc biểu tình ở Columbia - Sputnik Việt Nam
Chính quyền Colombia bắt đầu tiến trình đối thoại toàn dân sau làn sóng biểu tình chống đối

Theo nhà kinh tế học người Colombia Manuel Martínez, tiến sĩ kinh tế và nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tình hình kinh tế (CECON) của Đại học Quốc gia Campinas, sự bùng phát hiện nay xuất phát từ các vấn đề nội bộ trong nước và tình hình quốc tế, đồng thời các giải pháp trong quá khứ và hiện tại cũng khiến cho tình hình trở nên trầm trọng thêm.

“Từ những năm 1990, Colombia đã trải qua quá trình tự do hóa thương mại, cải cách kinh tế và tăng cường lao động linh hoạt, điều này càng trở nên sâu sắc hơn vào những năm 2000”, - ông Manuel Martínez nói khi trả lời phỏng vấn Sputnik Mundo.

Theo ông Martinez, tren thực tế Colombia khác với các nước láng giềng Mỹ Latinh, như Argentina, Brazil hay Uruguay, là các nước đã tiến hành cải cách theo hướng ngược lại trong thập kỷ đầu thế kỷ 21. Mặt khác, "ở Colombia, những cải cách phi chính trị có sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế".

Những quyết định này dẫn đến kịch bản hiện tại, khi mà dữ liệu kinh tế vĩ mô của đất nước cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng quý trên mức trung bình của khu vực (3,3%), nhưng không dẫn đến sự cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

cờ Venezuela/Nicolas Maduro - Sputnik Việt Nam
Một nhóm quốc gia muốn đẩy Venezuela vào chiến tranh
“Ngày nay, Colombia là một quốc gia, mặc dù có tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước Mỹ Latinh, nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào vốn tài chính, chỉ duy trì khả năng sinh lời nhờ tư bản giả”, - ông Manuel Martínez nói thêm.

Theo ông, các loại vốn giả này cũng đang rút lui vào các thị trường an toàn hơn do nguy cơ khủng hoảng toàn cầu mới có thể xảy ra.

Theo dữ liệu của Bộ trưởng Bộ Lao động Alicia Arango, ngoài tất cả điều này, còn có thêm các vấn đề như thất nghiệp, đã vượt quá 10% dân số và là triệu chứng của một vấn đề thậm chí còn lớn hơn: 44% công nhân có thu nhập dưới mức lương tối thiểu hàng tháng, theo dữ liệu được lưu hành bởi Bộ trưởng Bộ Lao động Alicia Arango.

“Hiện nay, người lao động duy trì mức chi tiêu dựa vào nợ tín dụng, ngày càng trở nên đắt đỏ và gây bất ổn lớn hơn. Chính phủ lại bổ sung thêm cải cách lao động, cho phép   thuê lao động theo giờ, giảm mức lương tối thiểu cho thanh niên từ 18-24 tuổi, cùng với các cải cách khác trong lĩnh vực thuế”, - ông Martinez kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала