Chuyên gia: các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ thúc đẩy các nước khác tạo ra những liên minh mới

© Ảnh : Facebook account of Mehmet Seyfettin ErolGiáo sư người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Seyfettin Erol
Giáo sư người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Seyfettin Erol - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) cho năm 2020. Trong Đạo luật có lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, đồng thời cấm chuyển giao F-35 cho Ankara.

Đạo luật cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt các công ty tham gia xây dựng các đường ống dẫn khí Nord Stream 2 và đường ống ở Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ.

S-400 - Sputnik Việt Nam
Thổ Nhĩ Kỳ không chịu đổi S-400 lấy «Patriot»

Căng thẳng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ

Giáo sư người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Seyfettin Erol, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu khủng hoảng chính trị (ANKASAM), nói với Sputnik rằng, Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt chống Thổ Nhĩ Kỳ để buộc Ankara áp dụng cách tiếp cận một chiều trong mối quan hệ song phương.

“Mỹ cho rằng, các chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực Trung Đông, trước hết ở Syria, chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Đông Địa Trung Hải và Bắc Phi, cũng như sự hợp tác song phương và khu vực đang phát triển trong bối cảnh này, là mối đe dọa đối với dự án của Hoa Kỳ cho Trung Đông. Mỹ muốn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì chính sách của Ankara đang phá hủy các kế hoạch của họ”, - ông Erol nói.

Chuyên gia Erol lưu ý, Hoa Kỳ đang trở nên hung hăng hơn trong khi mất dần vị trí hàng đầu trên thế giới. Trong bối cảnh này, quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới không phù hợp với tinh thần của liên minh. Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng, Washington đang bị thất bại.

căn cứ Incirlik - Sputnik Việt Nam
Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đóng cửa các căn cứ Mỹ nếu bị trừng phạt?
“Không nên chờ đợi rằng, Ankara sẽ coi những sáng kiến ​​này là thân thiện và sẽ chấp nhận các biện pháp này. Tất nhiên, Ankara sẽ đưa ra câu trả lời đích đáng vào một thời điểm nhất định. Tình hình hiện nay đóng góp cho điều này. Dù các biện pháp trừng phạt gần đây nhất của Mỹ có vẻ là nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng, trên thực tế, mục tiêu của chúng tác động đến nhiều quốc gia, bao gồm Nga, EU và thậm chí cả Trung Quốc. Trên thực tế, thời gian gần đây, chính sách của các cầu thủ này ngày càng phù hợp khái niệm "kẻ thù của nhà nước Mỹ". Hoa Kỳ đang mất dần khả năng suy nghĩ hợp lý, chính họ đang thúc đẩy các quốc gia khác lập ra các liên minh mới và bằng cách này tạo điều kiện tiên quyết để các biện pháp trừng phạt chỉ mang lại hiệu quả tối thiểu. Các quyết định gần đây về việc áp đặt những biện pháp trừng phạt mới cho thấy rằng, Hoa Kỳ còn rất xa mới hiểu được thực trạng công việc trên thế giới mới”, - ông Erol nói.

Hoa Kỳ can thiệp vào chính sách an ninh năng lượng

Chuyên gia Erol coi các quyết định của Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại các công ty tham gia xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc và đường ống ở Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ là sự can thiệp vào chính sách đối ngoại và chính sách an ninh năng lượng của các quốc gia khác.

S-400 - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá hậu quả của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với S-400
“Có vẻ là Hoa Kỳ lãng quên về việc ở đây nói về các quốc gia độc lập có chủ quyền”, - ông Erol giải thích.

Theo ông Erol, Hoa Kỳ lo ngại không chỉ về việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng cường quan hệ, mà còn về việc củng cố quan hệ giữa Nga và EU. Nga là đối thủ của Hoa Kỳ, và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt để ép buộc các đồng minh phải thực hiện sự lựa chọn.

“Rõ ràng, các lệnh trừng phạt mới nhắm vào ý chí chính trị của Ankara cuối cùng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến Thổ Nhĩ Kỳ. EU hiểu rằng, sau một thời gian, các biện pháp trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Có lẽ, quá trình trừng phạt này sẽ gây ra cuộc khủng hoảng mới trong mối quan hệ của Mỹ với EU và NATO”, - ông Erol nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала