Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ về số lượng bằng sáng chế

© Ảnh : Pixabay / Gerd AltmannTrí tuệ nhân
Trí tuệ nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Hoa Kỳ về số bằng sáng chế. Theo báo cáo của WIPO, năm ngoái Trung Quốc đã nộp 58.990 bằng sáng chế, trong khi đó ở Hoa Kỳ con số này chỉ là 57.840. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tăng gấp 200 số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế.

WIPO ghi nhận rằng đây là kết quả cho thấy Trung Quốc đang vươn lên đứng ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Trụ sở của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tại Geneva. - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ muốn ngăn cản Trung Quốc tranh cử Tổng Giám đốc WIPO

Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT), nền tảng của hệ thống bằng sáng chế hiện tại, được ký kết vào những năm 70 của thế kỷ trước. Hệ thống này thiết lập quy trình nộp bằng sáng chế duy nhất để bảo vệ các phát minh ở mỗi quốc gia tham gia thỏa thuận. Ngay từ thời kỳ đầu khi hệ thống này mới tồn tại, Hoa Kỳ đã là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi về số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế. Người ta tin rằng bầu không khí của chủ nghĩa tư bản tự do là động lực khích lệ tinh thần sáng tạo và đổi mới, và đó là lý do tại sao Hoa Kỳ thu hút những bộ óc tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới làm việc trong môi trường thuận lợi nhất, để rồi cuối cùng xây dựng tiềm năng khoa học và công nghệ của Mỹ.

Tuy nhiên, gần đây hóa ra Trung Quốc không thua kém Hoa Kỳ về mặt kích thích đổi mới. WIPO nhận ra rằng "các quán quân vô địch quốc gia" của Trung Quốc, tức các nhà lãnh đạo ngành đang trở nên có sức cạnh tranh toàn cầu, thực ra được tạo ra nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Đặc biệt, trợ cấp của chính phủ đã hỗ trợ rất nhiều cho các công ty này tại một giai đoạn phát triển nhất định. Mặt khác, model này hóa ra rất có ích: chẳng hạn vào năm 2019, Huawei trở thành công ty có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế lớn nhất thế giới. Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã ba năm liên tiếp dẫn đầu số lượng bằng sáng chế. Hơn nữa, công ty sở hữu hầu hết các bằng sáng chế trong lĩnh vực quan trọng như mạng viễn thông thế hệ thứ năm. Trong 5G, các đối thủ của Huawei như Nokia hoặc Ericsson có ít bằng sáng chế hơn. Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã có một bước tiến lớn về khoa học và công nghệ nhờ các chính sách tập trung của chính phủ nhằm đưa đất nước đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ hỗ trợ phát triển đổi mới ở mức trung bình. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc đang vượt lên phía trước, phó giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh Zheng Anguang chia sẻ với Sputnik.

Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam điều hành khóa họp thường niên lần thứ 58 Đại Hội đồng WIPO
"Tôi tin rằng giáo dục khoa học và công nghệ ở Trung Quốc đang dần bắt kịp với trình độ của các nước phát triển. Trung Quốc là nước đông dân, tương ứng là số lượng các nhà khoa học và viện nghiên cứu cũng rất nhiều. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi số lượng bằng sáng chế đang tăng nhanh. Đồng thời, Hoa Kỳ hỗ trợ tốc độ phát triển cỡ trung bình trong vấn đề này. Đương nhiên là Trung Quốc bắt đầu vượt Hoa Kỳ".

Một số ngành công nghiệp công nghệ cao không thể thiếu vắng sự hiện diện của Trung Quốc. Ví dụ, trong việc xây dựng mạng 5G, hầu hết các quốc gia không muốn từ bỏ công nghệ Trung Quốc bất chấp áp lực từ Washington. Ngay cả khi Mỹ đe dọa ngăn chặn trao đổi thông tin tình báo nhạy cảm, các đồng minh của Mỹ vẫn không vội từ bỏ thiết bị Huawei, bởi vì nếu không họ sẽ phải đối mặt với tình trạng tụt hậu công nghệ trong vài năm. Theo Báo cáo Chỉ số Trí tuệ Nhân tạo, năm 2019, Trung Quốc đã phát hành 28% tổng số các công trình khoa học về trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới. Liên minh châu Âu chỉ chiếm 27% trong lĩnh vực này. Trong năm năm qua, số bằng sáng chế của Trung Quốc trong lĩnh vực AI đã tăng gấp 10 lần: năm 2018, Trung Quốc đã nộp 30 nghìn đơn xin cấp bằng sáng chế về AI, gấp 2,5 lần so với Hoa Kỳ. Tuy vậy, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế dù quan trọng nhưng vẫn không phải là chỉ số duy nhất về mức độ phát triển của tiềm năng khoa học và kỹ thuật của đất nước, chuyên gia Zheng Anguang nói.

"Tất nhiên, tổng số bằng sáng chế là chỉ số rất quan trọng về tiềm năng khoa học và công nghệ của đất nước. Nhưng đây không phải là chỉ số duy nhất. Trước hết, ngoài số lượng, còn có những đánh giá định tính về bằng sáng chế, bao gồm giá trị khoa học và công nghệ của bằng sáng chế, vì điều này quyết định vai trò của một bằng sáng chế cụ thể trong sự phát triển của khoa học và công nghệ. Thứ hai, mức độ độc đáo của các công trình khoa học, số lượng dự án đột phá. Tất cả điều này cũng là một chỉ số về mức độ phát triển của tiềm năng khoa học và kỹ thuật".

Trung Quốc đã có những bước tiến lớn chủ yếu trong các lĩnh vực ứng dụng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc về nhận diện khuôn mặt chiếm vị trí hàng đầu. Bản thân SenseTime chẳng hạn, công ty ước tính trị giá 150 tỷ USD, được coi là công ty khởi nghiệp đắt nhất thế giới về vốn hóa. Nhưng mặt khác, Trung Quốc vẫn thiếu năng lực trong các lĩnh vực cơ bản của khoa học. Ví dụ, mặc dù Trung Quốc đã đi trước Hoa Kỳ về tổng số lượng các công bố trong lĩnh vực AI, nhưng trong top các tài liệu được trích dẫn nhiều nhất, số lượng tác phẩm các công bố của Mỹ vẫn cao hơn gần gấp đôi. Mặc dù các công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, cung cấp các thiết bị sẵn có hiện đang được coi là cạnh tranh nhất trên thế giới, song thiết bị không thể hoạt động mà không có vi mạch do các công ty Mỹ phát triển.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo  - Sputnik Việt Nam
Ông Pompeo gọi các công ty công nghệ là "con ngựa thành Troia" của Trung Quốc

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Trung Quốc trong quá khứ không khó hiểu. Khác với Hoa Kỳ, Trung Quốc đến với ngành công nghệ muộn hơn, vì vậy điều hợp lý là sử dụng những phát triển hiện có trong khoa học cơ bản và sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình, đó là lao động giá rẻ và thị trường rộng lớn. Điều này đã giúp Trung Quốc vượt lên phía trước trong các lĩnh vực ứng dụng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ hoạt động trong một thị trường toàn cầu tự do và trao đổi năng lực khoa học và kỹ thuật. Trong khi đó, cuộc đối đầu công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy lỗ hổng của phương pháp này.

Mỹ đang cố gắng hạn chế xuất khẩu công nghệ của mình sang Trung Quốc. Huawei và một số công ty công nghệ khác đã bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen, khiến họ gặp khó khăn hơn trong việc mua công nghệ, linh kiện và phần mềm từ các nhà cung cấp ở Mỹ.

Tuần trước, có thông tin rằng chính quyền Trump đang quyết định đưa ra các quy tắc xuất khẩu mới đối với các công nghệ của Mỹ. Nếu chúng được giới thiệu, ngay cả các nhà sản xuất chip nước ngoài, như TSMC, sẽ không thể cung cấp sản phẩm của họ cho Trung Quốc, vì trong thiết bị mà TSMC đang sử dụng cũng có ứng dụng công nghệ của Mỹ.

made in China - Sputnik Việt Nam
Có phải kỷ nguyên “Made in China” đã chấm dứt?

Mặt khác, chính quyền Trung Quốc có lẽ đã nhìn thấy trước một kịch bản như vậy. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải tự lực và phát triển các công nghệ cơ bản trong nước. Chương trình "Made in China - 2025", được thông qua vào năm 2016, đặt ra nhiệm vụ đảm bảo thay thế nhập khẩu trong các sản phẩm công nghệ cao ở mức 70% vào năm 2025. Về vi mạch, Trung Quốc cho đến nay mới chỉ đảm bảo cho nhu cầu của bản thân ở mức 16% và nhập khẩu chúng với số lượng lớn hơn là dầu thô. Tuy nhiên, cuộc đối đầu công nghệ với Hoa Kỳ khiến Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy nhanh sự phát triển các năng lực của chính mình. Điều thú vị là, mong muốn của Mỹ kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc có thể dẫn đến kết quả hoàn toàn ngược lại: loại bỏ lỗ hổng duy nhất chưa cho phép Trung Quốc trở thành một cường quốc công nghệ toàn cầu, mặc dù đất nước này sở hữu phần lớn các bằng sáng chế và công trình khoa học.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала