Hoa Kỳ kích động căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc

© AFP 2023 / Biju BoroĐồn quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới với Trung Quốc
Đồn quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giới ngoại giao Mỹ ủng hộ Ấn Độ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên biên giới và ở vùng Ấn Độ Dương. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Trung và Nam Á Alice Wells, người sắp nghỉ hưu, kết thúc công việc ở Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 5, cáo buộc Trung Quốc sử dụng các cuộc đụng độ trên biên giới với Ấn Độ để cố thay đổi hiện trạng.

Vào ngày 20 tháng 5, bà Alice Wells, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở khu vực Nam Á, đã phát biểu trong cuộc thảo luận trực tuyến tại Hội đồng Đại Tây Dương, một trong những tổ chức nghiên cứu lớn nhât của Mỹ về biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Trong cuộc trò chuyện với ông Richard Verma, từng là đại sứ Mỹ tại Ấn Độ nhiệm kỳ 2014-2017, bà chỉ ra sự tương đồng giữa các cuộc giao tranh đang tăng lên ở Himalaya với những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhà ngoại giao đã gọi các hoạt động của Trung Quốc trên biên giới với Ấn Độ và ở Biển Đông là nỗ lực liên tục để thay đổi các quy tắc và hiện trạng. Tờ Business Insider India của Ấn Độ trích dẫn câu nói của bà.

© AFP 2023 / FABRICE COFFRINIAlice Wells, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nam Á
Hoa Kỳ kích động căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Alice Wells, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nam Á

Nhà ngoại giao Mỹ kêu gọi chống lại các hành vi của Trung Quốc cả ở Biển Đông và trên biên giới với Ấn Độ, cũng như ở vùng Ấn Độ Dương. Alice Wells nói rằng, sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trên biên giới với Ấn Độ, nơi những cuộc đụng độ không phải là hiếm, đã trở thành một nguyên nhân gây sự lo ngại của New Delhi. Theo bà, vấn đề đang trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực để trốn tránh trách nhiệm và truyền bá thông tin sai lệch.

Hoa Kỳ luôn chủ trương duy trì căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là một trong những công cụ để thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương của họ, nhằm mục đích tăng cường ảnh hưởng ở Nam Á. Giáo sư Andrei Volodin từ Học viện Ngoại giao LB Nga, chuyên gia của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO), lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

Tàu khu trục tên lửa USS McCampbell lớp Arleigh Burke - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan "để hỗ trợ an ninh cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương"
"Tuyên bố này của đại sứ Mỹ là một ví dụ điển hình. Hơn nữa, tuyên bố này rõ ràng phù hợp với chiến lược chung hiện nay của chính quyền Trump nhằm làm suy giảm uy tín của Trung Quốc như là “nguồn gốc” của dịch Covid-19. Hoa Kỳ đang tiến hành một chiến dịch chống Trung Quốc và cố gắng kết nối với nó số lượng tối đa không chỉ các chư hầu của họ ở Tây Âu, mà cả số lượng tối đa các quốc gia châu Á. Các nước châu Á, nói chung, phản ứng khá trung lập với tất cả những nỗ lực này".

Đồng thời, chuyên gia cho rằng, sự ủng hộ của Mỹ không thể kích động Ấn Độ thực hiện những hành động đơn phương trong cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngay cả giới quân sự Ấn Độ cũng thửa nhận rằng, hiện nay cần phải tập trung hết sức có thể vào các vấn đề phát triển và nền kinh tế. Họ sẵn sàng chấp nhận thực tế rằng, Thủ tướng Narendra Modi đang phân phối lại lực lượng và tài sản có lợi cho khu vực dân sự.

"Ngoài ra, những kinh nghiệm về cuộc chiến biên giới năm 1962 và các cuộc xung đột sau đó giữa Trung Quốc và Ấn Độ không có lợi cho Ấn Độ", - ông Andrei Volodin nói.

Thái độ kiềm chế của Trung Quốc và khả năng đạt sự hiểu biết lẫn nhau với Ấn Độ không cho phép Mỹ đạt được mục tiêu chiến lược của họ – cuộc đối đầu Ấn-Trung. Ấn Độ đánh giá cao sự độc lập, chắc là New Delhi không muốn để Hoa Kỳ sử dụng Ấn Độ như là một công cụ kiềm chế Trung Quốc, - trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Wang Peng, chuyên gia của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận xét về lời tuyên bố của nhà ngoại giao Mỹ:

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS của Arleigh Burke, Michael Murphy (DDG 112) đi qua Biển Đông. - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia: Cuộc đối đầu Trung-Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ còn tăng nhiệt
"Chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương là một  chiến lược quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Vào tháng 6 năm 2017 đã có vụ xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ  trên cao nguyên Doklam, và vào tháng 11 cùng năm, Hoa Kỳ đã đề xuất khái niệm Chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tại Hội nghị APEC ở Việt Nam. Khoảng cách giữa hai sự kiện này chỉ một vài tháng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà phân tích tin rằng, cuộc đối đầu Trung-Ấn đã ảnh hưởng đến việc Trump định hình chiến lược này. Hoa Kỳ vẫn không từ một nỗ lực nào nhằm thành lập “Bộ Tứ” Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia để ngăn chặn Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc duy trì sự kiềm chế, tìm cách đạt được sự hiểu biết lẫn nhau với phía Ấn Độ, vì thế Hoa Kỳ vẫn không thể đạt được các mục tiêu chiến lược của họ. Chính quyền Trump chủ yếu dựa vào việc kích động những tranh chấp để làm trầm trọng thêm xung đột giữa những quốc gia khác nhau với Trung Quốc. Bằng cách này Washington làm cho các quốc gia này phụ thuộc về chiến lược vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, chiến lược của Hoa Kỳ trái với các lợi ích quốc gia và truyền thống văn hóa của Ấn Độ. New Delhi đánh giá cao sự độc lập của mình và không muốn để Mỹ sử dụng Ấn Độ như một dụng cụ thường dùng”.

Tuyên bố của bà Alice Well mang tính khiêu khích. Điều đó thấy được rõ trong bối cảnh tình hình phức tạp ở khu vực phía tây bắc trên đường kiểm soát thực tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Lời nói của bà Alice Well thậm chí có thể được coi là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các yêu sách lãnh thổ của Ấn Độ đối với Trung Quốc, điều này có thể khiến tình hình trên biên giới Trung-Ấn trở nên dễ bùng nổ hơn. Tháng này đã có hai vụ chạm trán với sự tham gia của mấy chục quân nhân từ cả hai bên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала