Hoa Kỳ tự mình đôn Trung Quốc lên vị trí thủ lĩnh thương mại

© Fotolia / Yuge17TPP
TPP - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đang suy tính việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP). Điều này do Thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa Lý Khắc Cường tuyên bố trong cuộc họp báo tổng kết sau «hai kỳ hội nghị».

Theo lời ông Lý, Trung Quốc giữ lập trường tích cực và cởi mở về vấn đề hiệp định thương mại đa phương, kể cả trên bình diện gia nhập TPP.

Thoạt đầu TPP do New Zealand, Singapore và Chile tạo ra như một vùng thương mại tự do cấp khu vực. Dần dần, cả các nước khác trong khu vực cũng tham gia vào TPP. Dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, Hoa Kỳ bắt đầu tích cực ủng hộ sáng kiến ​​này như một đối trọng với thế lực đang lan rộng của Trung Quốc trong khu vực. Có giả thiết rằng TPP sẽ hợp nhất 12 nước và trở thành một hiệp định thương mại ưu đãi, mục tiêu là hạ bớt hàng rào thuế quan, cũng như điều chỉnh các quy tắc nội địa ở các nước tham gia trong lĩnh vực luật lao động, bảo vệ sở hữu trí tuệ, môi trường, v.v.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Liệu Trung Quốc có nổi nóng trước những khiêu khích của Trump

Trong chừng mực TPP được Hoa Kỳ khuyến khích như một sáng kiến ​​nhằm chống lại sự bành trướng ảnh hưởng thương mại của Bắc Kinh trong khu vực, nên đương nhiên, Trung Quốc không được mời tham gia. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump, ngay từ lúc tiến hành chiến dịch vận động tranh cử đã kịch liệt chỉ trích TPP, viện dẫn rằng việc tham gia hiệp định này hoàn toàn không có lợi cho Hoa Kỳ. Trump cho rằng động tác tham gia TPP sẽ dẫn đến cắt giảm chỗ làm việc ở nước Mỹ cũng như sẽ cấp thứ ưu đãi cạnh tranh trong thương mại mà ông cho là «không công bằng» cho các nước kém phát triển.

Kết quả là vào năm 2017, Hoa Kỳ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận. Tuy nhiên, TPP không chấm dứt sự tồn tại, mà chỉ đơn thuần thay đổi định dạng một chút. 11 nước, trong đó có Nhật Bản, Mexico, Singapore và Australia, đã đồng ý ký kết thỏa thuận thương mại mới – «Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương» (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, CPTPP). Nó bao hàm hầu hết các điều khoản của TPP trước đây. Mục tiêu dài hạn của CPTPP là tạo lập một thị trường khu vực duy nhất ở Thái Bình Dương, tương tự  như thị trường chung châu Âu.

© AP Photo / Susan WalshCuộc gặp của các nước tham gia TPP
Hoa Kỳ tự mình đôn Trung Quốc lên vị trí thủ lĩnh thương mại - Sputnik Việt Nam
Cuộc gặp của các nước tham gia TPP

Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa thể hiện quan điểm của mình về TPP mới. Phát ngôn hiện tại của Thủ tướng Trung Quốc là tín hiệu đầu tiên về chuyện Bắc Kinh có thể xem xét khả năng tham gia TPP. Nếu điều đó diễn ra, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thương mại hùng mạnh nhất trong số các thành viên TPP khác, và như vậy, chiếm vị trí của Hoa Kỳ với tư cách là động lực chính trong khu vực. Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy ý tưởng về chủ nghĩa đa phương và tự do hóa thương mại thế giới, vì vậy tuyên bố mới đây của ông Lý Khắc Cường là xác nhận hợp lý cho điều đó, - theo ý kiến của ông Từ Lễ Ân chuyên gia Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương và Chiến lược toàn cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với Sputnik.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trump đe dọa chấm dứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc
«Tôi cho rằng Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng mang tính xây dựng nhiều hơn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại. Bởi tự do hóa thương mại đáp ứng không chỉ cho lợi ích của Trung Quốc, mà còn cả cho lợi ích của toàn bộ khu vực. Và Trung Quốc luôn hoan nghênh mọi thỏa thuận tự do hóa thương mại khu vực. Do đó, phát biểu của Thủ tướng Lý khắc Cường chứng tỏ sự nhất quán và kiên định trong lập trường của CHND Trung Hoa», - chuyên gia Từ nhận xét.

Hiện thời vẫn chưa rõ ý tưởng của Bắc Kinh về việc tham gia TPP là sâu sắc đến thế nào. Theo tạp chí kinh tế Trung Quốc Tài Tân (Caixin), lệ thường trước tiên thực hiện một nghiên cứu khả thi, là điều mà Trung Quốc hiện chưa giới thiệu. Cũng có lưu ý rằng một số điều khoản của TPP đối với Trung Quốc có thể là khó chấp nhận, trong đó có sự cho phép của các tổ chức công đoàn và vai trò hạn chế của các công ty Nhà nước trong thương mại thị trường. Mặt khác, điển hình Việt Nam cho thấy rằng một nước XHCN với nền kinh tế đa thành phần hoàn toàn có thể thích nghi tốt với các đòi hỏi của TPP và thậm chí hưởng lợi lớn từ việc tham gia hiệp định thương mại. Qua bảy tháng đầu tiên tham gia TPP, thặng dư thương mại của Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD, và một nửa là thương mại trong khuôn khổ Quan hệ đối tác. Trong khi đó, thời gian gần đây Trung Quốc đã tập trung vào việc nâng cao tính cởi mở cho nền kinh tế của nước mình và ủng hộ thương mại tự do. Vì vậy, các đòi hỏi của TPP sẽ không phải là trở ngại nghiêm trọng đối với Trung Quốc trong trường hợp Bắc Kinh thực lòng muốn tham gia vào thỏa thuận.

© AP Photo / Feng LiLý Khắc Cường
Hoa Kỳ tự mình đôn Trung Quốc lên vị trí thủ lĩnh thương mại - Sputnik Việt Nam
Lý Khắc Cường

Các nước khác là  thành viên TPP hẳn cũng khó phản đối chế độ thương mại đặc biệt với Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại và thị trường lớn nhất đối với hầu hết các nước TPP, kể cả Australia, New Zealand và Nhật Bản. Tự do hóa thương mại sẽ chỉ củng cố vị thế cạnh tranh của các sản phẩm của họ trên thị trường. Cản trở tiềm ẩn duy nhất là Hoa Kỳ. Mặc dù đã rút khỏi hiệp định, Hoa Kỳ vẫn có thể gây sức ép với từng nước để ngăn không cho Trung Quốc gia nhập, - chuyên gia Từ Lễ Ân nói.

«Bất kể là lợi ích của các nước thành viên TPP không phải lúc nào cũng trùng khớp, nhưng nhìn chung họ duy trì cái nhãn quan tích cực về việc Trung Quốc gia nhập TPP. Vấn đề chính, theo tôi thấy, có thể xuất phát từ phía Hoa Kỳ. Mặc dù chính Hoa Kỳ đã ra khỏi TPP, nhưng tác động của phía Mỹ đối với những thành viên khác trong Quan hệ đối tác vẫn còn rất lớn. Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc liên kết vào thỏa thuận này. Người Mỹ cho rằng nếu như vậy Trung Quốc có thể nghiễm nhiên giành vị thế thủ lĩnh trong tự do hóa thương mại của khu vực. Viễn cảnh đó không phù hợp với lợi ích địa chính trị và thương mại-kinh tế của Hoa Kỳ. Cho nên tôi nghĩ rằng, trở ngại căn bản cho việc Trung Quốc gia nhập TPP không phải là từ phía các nước thành viên, mà là từ Hoa Kỳ», - chuyên gia Từ nhận định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Vì sao thoả thuận thương mại Mỹ-Trung lại hoá ra «không quan trọng» đối với Trump?

Như thực tế cho thấy, chẳng nên coi nhẹ yếu tố Hoa Kỳ. Australia chẳng hạn, khá bất ngờ đã là nước đầu tiên lớn tiếng yêu cầu tiến hành cuộc điều tra quốc tế về nguyên nhân bùng phát bệnh dịch ở Vũ Hán. Thuyết âm mưu về sự rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Vũ Hán được Hoa Kỳ ráo riết thúc đẩy. Tuy nhiên, cho đến nay họ  vẫn chưa cung cấp được chí ít là vài ba sự kiện hay dữ liệu chứng minh,  ngay cả xác nhận gián tiếp cho lý thuyết đó cũng không có. Điều nổi bật là các đồng minh truyền thống khác của Washington, kể cả những nước trong Liên minh châu Âu, đều đang cố gắng duy trì thái độ trung lập hết mức có thể, làm sao để không chọc giận Hoa Kỳ mà cũng không gây bất hoà với với Trung Quốc. Theo nghĩa này, sự vội vã đã khiến Australia  rơi vào tình huống bất tiện. Quan hệ của Australia với Trung Quốc bắt đầu xấu đi, thiệt hại trước hết phải gánh chịu là trong thương mại với Trung Quốc, vốn có tầm quan trọng sống còn đối với Australia.

Có thể, khi nhìn tấm gương này, các nước sa vào «quan hệ tay ba» với Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn về những điểm «lợi» và «hại» của việc ủng hộ đường lối Mỹ. Thời điểm hiện tại, có 11 nước tham gia TPP chiếm tỷ lệ 13% kinh tế toàn cầu. Nếu Trung Quốc liên kết vào thỏa thuận chắc chắn sẽ tăng cường đáng kể tiềm năng của Đối tác. Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu lớn hơn của tất cả những nước thành viên TPP hiện nay gộp lại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала