Trung Quốc bị ghét ở Biển Đông: Mỹ, Nhật đồng loạt “mắng xối xả” Bắc Kinh

© Ảnh : U.S. NavyUSS Montgomery (LCS 8) USS và Gabrielle Giffords (LCS 10) tàu chiến duyên hải ở Biển Đông vào ngày 28 tháng 1 năm 2020.
USS Montgomery (LCS 8) USS và Gabrielle Giffords (LCS 10) tàu chiến duyên hải ở Biển Đông vào ngày 28 tháng 1 năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ và Trung Quốc lại bắt đầu cuộc chiến mới ở Biển Đông. Tố Bắc Kinh hành xử như một kẻ săn mồi, đi cướp bóc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 13/7 khẳng định: Mỹ chính thức bác bỏ gần hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cụ thể Mỹ cho rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam, bãi cạn Luconia ngoài khơi Malaysia, vùng EEZ của Brunei và đảo Natuna Lớn thuộc quần đảo Natuna Indonesia là hoàn toàn bất hợp pháp.

Trước đó, cựu Ngoại trưởng Dương Khiết Trì từng tuyên bố Trung Quốc là nước lớn, còn Việt Nam và các nước ở Đông Nam Á đều là nước nhỏ, nhưng Mỹ nêu rõ, thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình.

Quần đảo Trường Sa. Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Washington đang chuẩn bị một tuyên bố về tình hình ở Biển Đông

Ngay sau khi bị Hoa Kỳ chính thức bác bỏ gần hết yêu sách chủ quyền ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc phản ứng dữ dội. Bắc Kinh cho rằng, Mỹ chẳng liên quan gì đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng liên tục ‘chõ mũi’ vào.

Đồng thời, Nhật Bản vừa công bố Sách Trắng Quốc phòng, trong đó cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình dịch bệnh do coronavirus (Covid-19) để tăng cường độc chiếm biển Đông, thúc đẩy yêu sách chủ quyền phi lý và truyền bá thông tin sai lệch.

Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 13/7, trong tuyên bố nêu quan điểm của Hoa Kỳ về các yêu sách hàng hải ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức bác bỏ hầu hết chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tàu Jinggangshan của Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc nêu mục tiêu của cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông

Trong thông cáo của mình, Washington khẳng định, Hoa Kỳ quyết bảo vệ và duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Hiện nay, Mỹ đang tăng cường chính sách trong một phần quan trọng, nơi vốn gây nhiều tranh cãi của khu vực này - Biển Đông.

“Chúng tôi đang làm rõ một sự thật: Các tuyên bố, yêu sách của Bắc Kinh đối với nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến thuật bắt nạt, o ép của Trung Quốc để nhằm kiểm soát và độc chiếm khu vực này”, tuyên bố được Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa ra hôm 13/7 nêu rõ.

Với khẳng định trên, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ, ở Biển Đông, Mỹ đang tìm cách giữ gìn hòa bình và ổn định, duy trì tự do hàng hải theo phương thức phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực sử dụng những biện pháp cưỡng chế hoặc ép buộc để giải quyết tranh chấp.

“Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và trường tồn này với nhiều đồng minh cũng như đối tác của mình, những bên lâu nay vẫn luôn tán thành và tuân thủ một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”, Ngoại trưởng Pompeo viết.
“Tuy nhiên, những lợi ích chung này đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đe dọa nghiêm trọng. Bắc Kinh sử dụng nhiều biện pháp gây hấn, bắt nạt để làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia khác ven biển Biển Đông ở khu vực Đông Nam Á, cưỡng ép và buộc họ phải từ bỏ những nguồn lực ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và đổi trắng thay đen, thay thế luật pháp quốc tế bằng cách ép buộc để tạo sự đã rồi”, tuyên bố khẳng định.

Bắc Kinh là kẻ săn mồi ở Biển Đông: Đường lưỡi bò (đường chín đoạn) vô nghĩa

Ông Pompeo nhấn mạnh, cách tiếp cận Bắc Kinh vốn đã kéo dài và được thể hiện rõ ràng trong nhiều năm qua.

“Vào năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc lúc bấy giờ là Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đã rỉ tai với các đối tác ASEAN của mình rằng Trung Quốc là một nước lớn và những nước khác “chỉ toàn nước nhỏ” và đó chỉ là sự thật. Quan điểm độc quyền bá chủ thế giới, hành xử như kẻ săn mồi của Trung Quốc không còn chỗ đứng trong thế kỷ 21 này”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thắn.

Ông Pompeo nhấn mạnh, Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí chủ quan của mình lên khu vực.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng SOM Việt Nam chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật lệ và lòng tin?

Bắc Kinh không đưa ra một cơ sở pháp lý nhất quán nào cho yêu sách của mình về “đường lưỡi bò/ đường chín đoạn” ở Biển Đông kể từ khi chính thức tuyên bố vào năm 2009.

Trong khi đó, tại một quyết định có sự nhất trí vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Luật Công ước Biển 1982 - mà Trung Quốc là một quốc gia thành viên - đã bác bỏ các yêu sách hàng hải phi lý của Bắc Kinh là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Toà án đã xử thắng cho bên kiện là Philippines.

“Như Hoa Kỳ đã tuyên bố trước đây và như những gì được quy định cụ thể trong Công ước, quyết định của Tòa án Trọng tài là quyết định cuối cùng và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên”, tuyên bố nhấn mạnh.

Mỹ bác bỏ chủ quyền Trung Quốc tuyên bố với Bãi Tư Chính của Việt Nam

Trong thông cáo của mình, Mỹ điều chỉnh quan điểm của Hoa Kỳ về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông (SCS) tương xứng với phán quyết của Toà án.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam chủ trì hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Hội nghị ADSOM+: Các lãnh đạo Quốc phòng cấp cao bàn về Biển Đông và Covid-19

Theo đó, Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền hợp pháp với yêu sách hàng hải - bao gồm mọi khiếu nại liên quan đến Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa.

Việc Bắc Kinh liên tục quấy rối hoạt động nghề cá và khai thác, phát triển năng lượng ngoài khơi của Philippines trong các khu vực đó là bất hợp pháp, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc để khai thác các tài nguyên ở khu vực này đều đáng bị lên án.

“Vì Bắc Kinh không thể đưa ra yêu sách hàng hải hợp pháp, đúng đắn ở Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển ngoài khơi lãnh hải 12 hải lý xuất phát từ các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (không ảnh hưởng đến các đảo khác yêu sách chủ quyền của các quốc gia đối khác với các đảo này)”, thông cáo nhấn mạnh.

Do vậy, Mỹ bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền và hàng hải của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi thuộc chủ quyền Việt Nam), bãi cạn Luconia Shoals (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế (EEZ) của Brunei và đảo Natuna Besar (đảo lớn thuộc quần đảo Natuna ngoài khơi Indonesia).

“Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy nhiễu hoạt động đánh bắt cá hay khai thác dầu mỏ của các nước khác tại các vùng biển này, hoặc tiến hành các hành động như vậy một cách đơn phương, đều bất hợp pháp”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
“Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Mỹ đứng về phía các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của Washington trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở nước ngoài, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của mỗi nước theo luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi luôn sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền và phủ nhận mọi nỗ lực dùng vũ lực, chiến thuật bắt nạt để o ép các quốc gia khác ở Biển Đông hay ở bất cứ khu vực rộng lớn nào trên thế giới”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định.
Trung Quốc khuyên Mỹ đừng can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông

Sáng 14/7, ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo chính thức bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, chính quyền Trung Quốc ngay lập tức có màn ‘phản pháo’.

Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Mỹ đang âm mưu phá hoại hòa bình ở Biển Đông

Tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ ba ngày 14/7 rằng, Bắc Kinh kiên quyết phản đối tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc bác bỏ tuyên bố chủ quyền cũng như những yêu sách liên quan tranh chấp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chính quyền Bắc Kinh gọi cáo buộc của Washington “bắt nạt các nước láng giềng của mình” là điều hoàn toàn phi lý.

“Hoa Kỳ không phải là một quốc gia liên quan trực tiếp đến những tranh chấp (ở Biển Đông). Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục can thiệp vào vấn đề này”, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ khẳng định trong tuyên bố được công bố trên trang web của mình.
“Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đã nhất quán và rõ ràng. Trong khi bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông, Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn với các nước liên quan trực tiếp, giải quyết những bất đồng, khác biệt thông qua các luật pháp quốc tế cùng cơ chế chung và đã đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi”, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nhấn mạnh.

Theo đại diện chính quyền Bắc Kinh, tình hình Biển Đông hiện “vẫn hòa bình và ổn định”, thậm chí là “đang được cải thiện”.

USS Nimitz - Sputnik Việt Nam
Mỹ phái hai tàu sân bay đến Biển Đông

Trung Quốc và những quốc gia ven biển, có chung tranh chấp biển đảo khác từ trước tới nay vẫn luôn duy trì đối thoại và các kênh liên lạc thông qua cơ chế tham vấn về loạt vấn đề hàng hải. Đồng thời, các bên luôn nỗ lực để thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.

“Trong khuôn khổ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, Trung Quốc và các nước ASEAN đang thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông và hiện đang đạt được tiến bộ rõ rệt”, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ khẳng định.

Bắc Kinh tố cáo Mỹ lấy cớ giữ gìn sự ổn định ở Biển Đông và theo đuổi chính sách tự do hàng hải để “phô trương cơ bắp”, gây căng thẳng và kích động đối đầu trong khu vực.

“Chúng tôi (Trung Quốc) khuyên phía Mỹ hãy nghiêm túc tôn trọng cam kết không can thiệp vào tranh chấp liên quan vấn đề chủ quyền lãnh thổ, tôn trọng các quốc gia trong khu vực, những nỗ lực vì một Biển Đông hòa bình và ổn định đồng thời ngăn chặn mọi nỗ lực phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực”, Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định.
Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc lợi dụng Covid-19 để tăng cường độc chiếm Biển Đông

Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố Sách Trắng quốc phòng hàng năm, trong đó cáo buộc Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh trong bối cảnh đại dịch do coronavirus (Covid-19) và nghi ngờ Bắc Kinh tuyên truyền và thông tin sai lệch khi hỗ trợ y tế cho các nước chống lại COVID-19.

“Trung Quốc vẫn tiếp tục cố thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”, Nhật Bản tuyên bố trong Sách Trắng Quốc phòng được chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe phê duyệt hôm thứ ba khẳng định.

Đáng chú ý, Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản mô tả việc Bắc Kinh không ngừng “xâm phạm” chủ quyền các vùng biển xung quanh nhóm đảo được cả hai quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền- Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản và Điếu Ngư theo tên Trung Quốc.

USS Theodore Roosevelt - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến săn ngầm ở Biển Đông: Mỹ dằn mặt Trung Quốc

Ở Biển Đông, Sách Trắng cho biết, Bắc Kinh đang khẳng định yêu sách lãnh thổ bằng cách thiết lập các khu hành chính xung quanh các đảo tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam), trong khi các quốc gia đang phải phân tâm, đau đầu tìm cách ứng phó với sự bùng phát của đại dịch do coronavirus.

Những chỉ trích của Nhật Bản về yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc có nhiều điểm tương tự như tuyên bố mà chính quyền Hoa Kỳ đưa ra.

Động thái này xuất hiện khi căng thẳng trong khu vực gia tăng khi Bắc Kinh và Washington tiến hành đợt tập trận quân sự quy mô rầm rộ và riêng biệt ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên và khi mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng xấu đi.

Đáng chú ý, theo Reuters, Nhật Bản coi Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài và nghiêm trọng hơn cả Triều Tiên cùng vấn đề vũ khí hạt nhân. Bắc Kinh hiện chi tiêu quân sự gấp bốn lần so với Tokyo khi quyết xây dựng lực lượng quân đội hiện đại cực lớn và tinh nhuệ.

Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản cũng tuyên bố Trung Quốc gần như sẽ phải chịu trách nhiệm về việc tuyên truyền và cung cấp thông tin không rõ ràng về tình trạng bất ổn xã hội cũng như sự nhầm lẫn giữa các vụ việc gây ra bởi dịch coronavirus.

Theo phía Nhật Bản, những thông tin tuyên truyền sai lệch nghiêm trọng này bao gồm việc phổ biến, truyền bá thông tin rằng chính một thành viên thuộc lực lượng quân đội Hoa Kỳ đưa coronavirus đến Trung Quốc, hoặc các phương thuốc thảo dược Trung Quốc sử dụng để điều trị COVID-19. Đây hoàn toàn là điều “mị dân”.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam cho cả thế giới thấy sức mạnh của ngoại giao khôn ngoan

Có thể thấy, Việt Nam không đơn độc. Hầu hết các quốc gia có chung tranh chấp lãnh thổ, biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông, thậm chí cả Mỹ và Nhật Bản cũng đều đồng loạt lên tiếng chỉ trích những yêu sách, tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.

Đồng thời kêu gọi tránh làm phức tạp tình hình Biển Đông, cùng vì lợi ích chung, duy trì sự ổn định, nền hòa bình và hòa khí trong khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала