Trung Quốc nhất quyết đòi áp dụng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ với Hoa Kỳ

© AP Photo / Andy WongMột cô gái đi ngang qua tòa nhà của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh
Một cô gái đi ngang qua tòa nhà của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bắc Kinh áp đặt lệnh trừng phạt đối với bốn nhà lập pháp Hoa Kỳ, trong số đó có những "con diều hâu" chống Trung Quốc - các thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ted Cruz. Đây là phản ứng trước các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các quan chức Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các hành động của Mỹ là sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng các mối quan hệ quốc tế và làm tổn hại quan hệ Mỹ-Trung.

Các trường hợp trừng phạt của Mỹ đối với quan chức Trung Quốc

Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đây các lệnh trừng phạt này chỉ là thứ yếu. Năm 2018, bộ phận vũ trang của Hội đồng Quân sự Trung ương và người đứng đầu, Trung tướng Li Shangfu, đã bị đưa vào danh sách lệnh trừng phạt của Mỹ. Lý do chính thức là Trung Quốc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga và máy bay chiến đấu Su-35 từ Rosoboronexport, những loại vũ khí này nằm dưới lệnh trừng phạt của Mỹ. Điều quan trọng là, khác với tình hình hiện tại, các lệnh trừng phạt năm 2018 đã nhắm vào Nga,Trung Quốc chỉ đơn giản là rơi vào các lệnh trừng phạt thứ cấp.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ áp đặt hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc

Còn giờ đây, Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt trực tiếp đối với Trung Quốc theo Đạo luật Magnitsky vì Bắc Kinh bị cáo buộc vi phạm quyền của người Uyghur ở Tân Cương. Bốn quan chức cấp cao của Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách hạn chế. Nếu năm 2018, Trung Quốc chỉ gửi công hàm cho Mỹ liên quan đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt, thì bây giờ Bắc Kinh không thể làm ngơ trước các hành động của Mỹ mà không lời đáp trả đối xứng.

Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với các lệnh trừng phạt của Mỹ?

Mặc dù thực tế là Bắc Kinh chưa công bố các biện pháp cụ thể, nhưng nếu xét từ góc độ logic của phản ứng đối xứng thì có thể chờ đợi rằng Bắc Kinh sẽ cấm các thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ted Cruz, cũng như Đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback nhập cảnh vào Trung Quốc. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ thường bao gồm đóng băng tài sản của những người bị áp lệnh trừng phạt phụ của Hoa Kỳ, vì vậy phản ứng của Trung Quốc có thể sẽ là đưa ra những hạn chế tương tự. Nhưng mức độ ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt đối với các chính trị gia Mỹ sẽ tùy thuộc vào chuyện liệu họ có lợi ích tài chính cá nhân nào ở Trung Quốc hay không, ông Jiang Jiadong, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ của Đại học Fudan cho Sputnik biết.

Nghị sỹ đảng Cộng hòa Lindsey Graham - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc xem xét trả đũa các quan chức Hoa Kỳ
"Tôi nghĩ tất cả phụ thuộc vào việc, những quan chức của Mỹ bị Trung Quốc trừng phạt gắn bó với Trung Quốc như thế nào. Nếu họ không có bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào ở Trung Quốc, bao gồm các doanh nghiệp hoặc bất động sản, tôi nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt được công bố sẽ chủ yếu có ý nghĩa chính trị và chúng sẽ ít ảnh hưởng đến các cá nhân cụ thể. Trung Quốc đã công bố các biện pháp trừng phạt như một phản ứng đối xứng.Người khởi xướng các lệnh trừng phạt là Hoa Kỳ. Các lệnh trừng phạt của Trung Quốc không nhằm thay đổi bất cứ điều gì. Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, chỉ đơn giản là cố gắng thể hiện và bảo vệ các quyền của mình để có vị thế bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Trung Quốc duy trì nguyên tắc bình đẳng. Và bản thân các lệnh trừng phạt sẽ không có tác động đáng kể đến quan hệ kinh tế Trung-Mỹ. Đây chỉ đơn giản là kết quả của sự xấu đi trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ".

Theo chuyên gia, việc trao đổi các biện pháp trừng phạt hiện nay dường như không có tác động nghiêm trọng đến sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ giữa hai nước, vốn đã đang xấu đi liên tục. Theo Ngoại trưởng Wang Yi, quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang ở điểm thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao 40 năm trước. Tuy nhiên, ông Wang Yi tuyên bố cần khôi phục quan hệ và tìm kiếm sự thỏa hiệp.

Theo Bộ trưởng, Trung Quốc và Hoa Kỳ cần xây dựng một danh sách các lĩnh vực mà hai quốc gia có lợi ích chung để có thể hợp tác với nhau, và một danh sách các khu vực có mâu thuẫn. Các mâu thuẫn cần được cố gắng giải quyết dưới hình thức đối thoại, và không cho phép tăng cường sự tranh cãi qua lại có tính chất thù địch.

Президент США Дональд Трамп и президент Китая Си Цзиньпин на саммите G20 в Осаке, Япония - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: vòng đàm phán tiếp theo giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ khó khăn hơn rất nhiều

Gia tăng căng thẳng

Có vẻ như Hoa Kỳ lại đang muốn leo thang căng thẳng. Gần như ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố về phản ứng đối xứng trước các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Washington sẽ không công nhận yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong một số vấn đề khác về quan hệ giữa hai nước, như mất cân bằng thương mại hoặc bảo vệ sở hữu trí tuệ có thể có đàm phán hay thỏa hiệp, nhưng riêng về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền thì việc mong đợi Trung Quốc thay đổi lập trường, ngay cả dưới mối nguy của các lệnh trừng phạt, là điều ngây thơ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала