Mánh lới quỷ quyệt lớn nhất trong lịch sử: Thành quả của chiến dịch “Tự do Iraq”

© AP Photo / Khalid MohammedLính Mỹ tại căn cứ không quân Ein al-Assad ở Iraq
Lính Mỹ tại căn cứ không quân Ein al-Assad ở Iraq - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mười năm trước, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố chấm dứt chiến dịch “Tự do Iraq”. Đáng lẽ phải rút hoàn toàn quân Mỹ khỏi đất nước: nhưng điều này chỉ mang lại sự đổ máu mới và sự tàn phá mới cho Iraq, còn các căn cứ quân sự của Mỹ vẫn hoạt động như cũ.

Các chuyên gia nói với Sputnik về việc quyết định của Obama đưa đến cái gì cho Iraq, và tình hình nội bộ của đất nước đã thay đổi như thế nào trong 10 năm qua.

Binh sĩ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ cắt giảm cơ số quân Mỹ ở Iraq đến chừng nào?

Niềm hy vọng chưa thành hiện thực

Cựu cố vấn quân sự và chuyên gia chiến lược Safaa al-Assam lưu ý rằng cả sau khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ, cũng như khi chính thức rút quân Mỹ, người dân Iraq chưa bao giờ bắt đầu được sống trong trạng thái ổn định và an toàn.

“Người Iraq vẫn tiếp tục chờ đợi tương lai tươi sáng như đã hứa. Trong thực tế, có rất nhiều hy vọng để sống một cuộc sống tuyệt vời: chế độ độc tài bị lật đổ, người Mỹ rời bỏ lãnh thổ của đất nước chúng tôi - nhưng không phải vậy. Chúng tôi đã bị lừa dối. Không có dân chủ, không có quyền và tự do. Đất nước lại bắt đầu chìm trong máu và các cuộc tấn công khủng bố, còn người Mỹ vẫn chôn chân ở lại Iraq cho đến ngày nay. Chúng tôi đã đạt được những gì trong 10 năm qua? Có lẽ chỉ có sự thụt lùi về mặt xã hội: công dân trở nên ít được học hành, thiếu năng động hơn. Mục tiêu chính của họ là tồn tại và nuôi sống gia đình. Và đó không phải là điều chúng tôi muốn đạt được”, - ông nói.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, theo quan điểm của ông, Iraq cho đến nay vẫn là một quốc gia phụ thuộc nên cần phải có cố vấn và trợ lý nước ngoài.

© AP Photo / Jerome DelayPhá dỡ bức tượng Saddam Hussein ở Baghdad, Iraq
Mánh lới quỷ quyệt lớn nhất trong lịch sử: Thành quả của chiến dịch “Tự do Iraq” - Sputnik Việt Nam
Phá dỡ bức tượng Saddam Hussein ở Baghdad, Iraq
“Mức độ tham nhũng quá cao, và không có một lực lượng chính trị lớn nào có thể nắm quyền kiểm soát đất nước. Do đó, chính sách đối nội  cực kỳ yếu kém, và mỗi đảng đều cố gắng đạt được lợi ích của riêng mình hơn là làm việc vì lợi ích của đất nước”, - Safaa al-Assam nói với Sputnik.

"Còn tự do ở đâu?"

Về phía mình, chuyên gia chiến lược Iraq Muyad al-Juhaishy nhấn mạnh rằng Obama, cùng với việc rút quân khỏi Iraq, đã hứa sẽ mang lại tự do cho đất nước - nhưng điều này đã không bao giờ xảy ra.

“Có vẻ như với sự rút lui chính thức của người Mỹ khỏi Iraq, quyền tiếp cận chính phủ đã được trao cho những người hoàn toàn ngẫu nhiên - không có học vấn, kinh nghiệm quản lý hoặc thậm chí khả năng về nó. Kết quả là, chính những người này đã có quyền tự do ăn cắp những đồng xu cuối cùng từ kho bạc và đẩy quốc gia đến chỗ tuột dốc. Sự tự do tưởng tượng này cũng đã phá hủy xã hội dân sự ở Iraq, xã hội mà chưa bao giờ có thời gian để kịp hình thành. Trong những năm qua, không có gì thay đổi theo chiều hướng tốt hơn: chỉ có nhiều hơn công dân của chúng tôi  mất mạng, chúng tôi nhận được một nền giáo dục khủng bố toàn bộ trên chính mảnh đất của chúng tôi, mà chúng tôi đã phải loại bỏ rất đau đớn. Iraq có cần tự do khỏi nhà độc tài và sự trợ giúp của Mỹ với cái giá như vậy không?”, - ông giải thích.

Không có tự do, không có dân chủ

Đồng thời, sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu của Iraq lưu ý rằng Iraq đã thất bại trong cuộc chiến này với Hoa Kỳ - quân đội Mỹ chưa bao giờ được rút đi, còn hỗn loạn vẫn tiếp tục ngự trị trong nước.

Căn cứ của Mỹ. - Sputnik Việt Nam
Liên quân do Mỹ dẫn đầu rời căn cứ quân sự Tajji ở Iraq
“Đã đến lúc phải thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã chiến thắng trong cuộc chiến này. Họ đã không rút quân trong 10 năm qua. Còn Iraq thì sao? Đất nước gần như mất hoàn toàn nền độc lập của chính mình, vẫn sống với  lỗ thủng lớn trong ngân sách,  còn công dân vẫn không cảm thấy hoàn toàn an toàn trên chính mảnh đất của mình. Và người Mỹ vẫn đang gây áp lực lên chính phủ của chúng tôi, họ cũng đang giải quyết những vấn đề quan trọng nhất. Không có gì thay đổi. Chúng tôi không nhận được tự do hay dân chủ - chỉ có bạo lực, hỗn loạn, khủng hoảng”, - chuyên gia giải thích quan điểm của mình.

Ông nói thêm rằng Iraq tiếp tục trải qua "sự chiếm đóng của Mỹ":

"Hãy đối mặt với sự thật. Điều này đã được thể hiện rõ ràng qua vụ giết hại Qassem Soleimani ở Iraq hồi tháng Giêng. Và chính phủ của chúng tôi vẫn không có khả năng đáp trả Hoa Kỳ”, - Muyad Al-Juhaishi nói với Sputnik.
© AFP 2023 / DODquân đội Mỹ ở Iraq
Mánh lới quỷ quyệt lớn nhất trong lịch sử: Thành quả của chiến dịch “Tự do Iraq” - Sputnik Việt Nam
quân đội Mỹ ở Iraq

Đồng thời, làn sóng bạo lực ở Iraq vẫn tiếp diễn. Chỉ trong năm qua, khoảng 24.000 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình và phản đối ở Iraq, và hàng chục người khác đã thiệt mạng. Người Iraq, cả ở Quảng trường Tahrir của Baghdad và ở các thành phố lớn khác của đất nước, đang đòi hỏi mọi thứ giống như 10 năm trước - công việc độc lập của chính phủ, thực hiện các lời hứa dân chủ và đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng. Cho đến nay vẫn chưa rõ số phận ra sao của một số người biểu tình Iraq bị bắt cóc và mất tích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала