Campuchia đề nghị Nga cung cấp vắc xin ngừa COVID-19

© Ảnh : RDIF press serviceSản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V, được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
BANGKOK (Sputnik) - Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị Nga cung cấp vắc xin ngừa virus corona Sputnik V, nhưng yêu cầu này có thể trễ, vì các nước khác đã đặt tới một tỷ liều thuốc từ Liên bang Nga với công suất 500 triệu liều mỗi năm , phiên bản Internet của Khmer Times đưa tin hôm thứ Ba.

Campuchia muốn mua vắc xin của Nga

Tờ báo đưa tin, Thủ tướng Campuchia đã chuyển lời yêu cầu của mình tới Nga trong cuộc gặp diễn ra vào tuần trước với Đại sứ Nga Anatoly Borovik.

Vì Campuchia đưa ra lời đề nghị quá muộn nên họ sẽ không xếp hàng đầu trong số các quốc gia đợi nhận vắc xin, và cơ hội "vượt lên trên danh sách” đối với Campuchia chỉ có thể do ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo, tờ báo viết.

Y tá tiêm vắc xin Sputnik-V - Sputnik Việt Nam
RDIF sẽ cung cấp 25 triệu liều vắc xin Sputnik V cho Nepal

Tuy nhiên, Campuchia có thể trở thành một trong những nước đầu tiên nhận loại vắc-xin ngừa coronavirus thứ hai đang được phát triển ở Nga, báo cáo cho biết. Tờ báo này dẫn các nguồn tin ở Matxcơva cho hay, Campuchia có cơ hội tốt để lọt vào mười quốc gia hàng đầu đưa ra yêu cầu và nhận từ Nga loại vắc-xin do trung tâm virus học và công nghệ sinh học Novosibirsk "Vector"phát triển và sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên các tình nguyện viên vào tháng 9.

Tình hình virus corona ở Campuchia

Từ đầu dịch đến nay, Campuchia ghi nhận 276 ca nhiễm coronavirus, trong đó 275 người đã khỏi bệnh. Đất nước này chưa có ca tử vong nào do coronavirus.

Mặc dù tình hình dịch tễ học tương đối thuận lợi, Campuchia lo ngại những đợt bùng phát dịch bệnh mới, tương tự như những đợt bùng phát trong những tháng gần đây ở các nước láng giềng Việt Nam và Myanmar, nơi vào giai đoạn đầu dịch cũng  chỉ ghi nhận một số ít các ca nhiễm.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала