Sự nóng lên toàn cầu và tình trạng hạn hán: Thảm họa trên Trái đất là không thể tránh khỏi?

© PixabaySự nóng lên toàn cầu
Sự nóng lên toàn cầu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm 2020 sẽ là năm đi vào lịch sử nhân loại như một cột mốc bi thảm liên quan đến dịch bệnh coronavirus. Bức tranh ảm đạm về năm sắp kết thúc được bổ sung bởi dữ liệu từ Tổ chức Khí tượng Thế giới - năm 2020 là một trong ba năm ấm nhất được ghi nhận trên toàn cầu.

Sputnik cố gắng làm sáng tỏ phải chăng năm 2020 có diễn biến thời tiết bất thường và cực đoan, liệu trong tương lai thời tiết có thể phá kỷ lục về nhiệt độ.

Trái đất trước và sau khi trái đất nóng lên. - Sputnik Việt Nam
Sự nóng lên toàn cầu đang bị hủy bỏ. Đại dịch làm giảm tác động của hiệu ứng nhà kính

Xu hướng chết chóc:

Các nhà khoa học đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, khi các quan sát của họ cho thấy hành tinh chúng ta đang nóng lên nhanh chóng, và hiện tượng dị thường này hàng năm đều đạt những kỷ lục mới. Rất có thể, trong những năm tới Trái đất sẽ phá vỡ nhiều kỷ lục lịch sử của năm 2020.

Ví dụ, dữ liệu từ hàng nghìn trạm quan trắc mặt đất, bao gồm cả các phao ở Thái Bình Dương, cho thấy rằng, tháng 7 năm 2019 là tháng nóng nhất trên hành tinh, nhiệt độ trong tháng 7/2019 được ghi nhận cao hơn 0,07 độ (0,04 độ C) so với mức tháng 7 "nóng nhất" được ghi nhận vào năm 2016, theo Dịch vụ theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu.

© AP Photo / Christian Pondella / Red Bull Lặn xuống dưới mặt băng để nghiên cứu mũ băng Greenland
Sự nóng lên toàn cầu và tình trạng hạn hán: Thảm họa trên Trái đất là không thể tránh khỏi? - Sputnik Việt Nam
Lặn xuống dưới mặt băng để nghiên cứu mũ băng Greenland

Khung cảnh ngoài đời thực chứ không phải phim khoa học viễn tưởng: đám cháy ở Bắc Cực và sông băng tan chảy ở Greenland

Một tháng Bảy với nhiệt độ cao kỷ lục là đủ để tạo ra tác động đáng kinh ngạc đối với khí hậu trên khắp thế giới, các nhà khoa học ghi nhận.

“Tháng 7 (năm 2019) đã viết lại lịch sử khí hậu, thiết lập hàng chục kỷ lục mới ở cấp độ địa phương, quốc gia và toàn cầu”, - Tổng Thư ký tổ chức Khí tượng thế giới Petteri Taalas cho biết.

Đợt nắng nóng kỷ lục vào tháng 7 năm 2019 đã đốt nóng châu Âu, cuộn như một "quả cầu lửa" tiếp tục lăn tới vùng Siberia của Nga và Alaska của Mỹ, gây ra những đám cháy rừng khổng lồ ở đó. Những đám cháy lớn đã xảy ra ngay cả ở Bắc Cực, nhấn chìm hàng triệu mẫu đất và thải ra một lượng khí nhà kính đáng kinh ngạc, theo tờ The Washington Post:

Đợt nắng nóng bất thường này dẫn đến việc các sông băng lớn nhất tại Greenland bắt đầu tan chảy với quy mô lớn kỷ lục, 197 tỷ tấn băng ở Greenland đã tan vào Đại Tây Dương. Khối lượng này đủ để mực nước biển toàn cầu tăng 0,5 mm hoặc 0,02 inch.

“Chỉ riêng trong năm nay (2019), chúng ta đã chứng kiến ​​sự phá vỡ kỷ lục nhiệt độ ở các địa điểm từ New Delhi (Ấn Độ) đến Anchorage (Alaska, Mỹ), từ Paris đến Santiago (Chile), từ Adelaide (Úc) đến vùng Bắc Cực”, -  Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói. “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ để chống lại biến đổi khí hậu, những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sẽ xảy ra thường xuyên hơn và sẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thật vậy, tảng băng cũng đang tan nhanh chóng”, - chính trị gia cảnh báo.
© AFP 2023 / Joaquin SarmientoHạn hán. Ảnh hưởng của El Niño
Sự nóng lên toàn cầu và tình trạng hạn hán: Thảm họa trên Trái đất là không thể tránh khỏi? - Sputnik Việt Nam
Hạn hán. Ảnh hưởng của El Niño

Sự thật đáng chú ý: "Chú bé" không đáng trách

Các nhà khoa học lưu ý đến một thực tế đáng sợ - kỷ lục nhiệt độ vào tháng 7 năm 2019 đã đạt được ngay cả khi không có ảnh hưởng bổ sung của hiện tượng “Chú bé” hùng mạnh ở vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương. Đây là El Nino (theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “chú bé”). Các nhà nghiên cứu cho biết, El Niño là hiện tượng nóng lên bất thường của lớp nước biển bề mặt. Hiện tượng này được ghi nhận ở vùng nhiệt đới của Thái Bình Dương, nhưng ảnh hưởng của nó (sự dao động nhiệt độ của lớp nước bề mặt ở phần xích đạo của Thái Bình Dương) lan ra gần như toàn bộ địa cầu. El Niño làm nóng các đại dương và bầu khí quyển, do đó làm tăng nhiệt độ trên hành tinh. Tuy niên, trong năm 2019 đợt nắng nóng bất thường đã xảy ra mà không có sự trợ giúp của “chú bé” này.

Hạn hán trên các ruộng lúa ở Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Biến đổi khí hậu còn gây ra những hậu quả thảm khốc mới

Điều đó cho thấy rằng, khí hậu không còn cần đến sự trợ giúp của El Niño để nhiệt độ lập kỷ lục mới. Khí nhà kính tự giải quyết vấn đề này.

Hiện tượng nhà kính

Nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu là do tác động của con người, vì hầu hết các loại hoạt động công nghiệp của con người đều đi kèm với việc phát thải khí nhà kính.

Khí nhà kính là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí và sự nóng lên toàn cầu. Khí nhà kính được gọi như vậy vì nó có tác dụng giữ lại nhiệt của Mặt Trời, không cho nó phản xạ đi. Ánh sáng mặt trời đi vào bên trong nhà kính, nhưng do các bức tường kính, một phần ánh sáng mặt trời và năng lượng bị phản xạ trở lại nhà kính. Kết quả là nhiệt độ được duy trì bên trong nhà kính cao hơn bên ngoài.

Hiện tượng tương tự xảy ra trong bầu khí quyển của Trái đất, và ngày nay hiệu ứng nhà kính là “cơn đau đầu” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tác động của sự nóng lên toàn cầu đến con người và hệ sinh thái:

Điều kiện khí hậu có tác động lớn nhất đến sức khỏe con người. Khi tiết trời nóng thì cơ thể con người toát mồ hôi để mất nhiệt nhanh hơn. Huyết áp giảm xuống và tim phải đập nhanh hơn. Tải trọng bổ sung như vậy có thể quá nặng và thậm chí có thể gây bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong.

© AP Photo / Brian MelleyKhách du lịch đi bộ dọc theo dãy núi trong Công viên quốc gia Thung lũng chết, California
Sự nóng lên toàn cầu và tình trạng hạn hán: Thảm họa trên Trái đất là không thể tránh khỏi? - Sputnik Việt Nam
Khách du lịch đi bộ dọc theo dãy núi trong Công viên quốc gia Thung lũng chết, California

Ví dụ, trong tháng nóng nhất (tháng 7 năm 2019), một đài truyền hình ở Hà Lan liên tục phát sóng những hình ảnh về mùa đông để giúp người xem trong giây lát quên đi cái nóng nực bên ngoài. Và các nhà chức trách ở Thụy Sĩ và một số quốc gia khác đã thử nghiệm giải pháp sơn màu trắng cho hệ thống đường ray, bảo vệ chúng khỏi bị hư hại vì nắng nóng, theo The Washington Post.

Ngoài ra, hạn hán còn tác động mạnh đến nông nghiệp, làm mất mùa, dịch bệnh gia tăng. Đồng thời, nhiệt độ cao làm giảm năng suất lúa do giảm thời vụ sinh trưởng (thời kỳ cây có thể sinh trưởng và phát triển). Và trong trường hợp xấu nhất, hạn hán biến vùng đất phì nhiêu thành sa mạc, khiến con người có nguy cơ gặp nạn đói.

 Cuộc sống khắc nghiệt hàng ngày của nhà thám hiểm Bắc cực - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia giải thích băng tan do nóng lên toàn cầu nguy hiểm như thế nào

Do đó, tình trạng hạn hán trong những thập kỷ tới có thể trở thành một thảm họa thiên nhiên cực kỳ tốn kém, gây nguy cơ nghiêm trọng cho nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, trang web trích dẫn dữ liệu như sau:

Hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, trận hạn hán chưa từng có ở California vào năm 2014 đã làm cho các nhánh của sông Navarro cạn trơ đáy. Năm đó, toàn bộ hệ sinh thái của California bị ảnh hưởng, từ dãy núi Sierra Nevada đến các con sông lớn như Sacramento và San Joaquin, về nhiều mặt đều gây bất lợi cho hệ động thực vật. Rốt cuộc, hạn hán đã làm giảm đáng kể môi trường sống dưới nước của động vật và thực vật.

"Cuộc chiến" chống lại chính mình: con người nên đạt được thỏa thuận “đình chiến” với Mẹ thiên nhiên

Xét cho cùng, sự nóng lên toàn cầu (do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng) làm tăng số lượng các thảm họa thiên nhiên. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói: “Hỏa hoạn và lũ lụt, lốc xoáy và bão ngày tận thế đang trở thành tiêu chuẩn mới”. Trái đất "bên bờ vực thảm họa khí hậu".

"Nhân loại đang tiến hành cuộc chiến với thiên nhiên. Đây là hành động tự sát. Thiên nhiên luôn phản công và nó đã làm như vậy với sức mạnh và sự giận dữ ngày càng tăng", - ông Guterres chỉ ra.
Kế hoạch cứu rỗi: ngăn chặn Trái đất khỏi sự nóng lên hơn nữa

Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết làm mọi thứ có thể để kiểm soát hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu dưới mức 2 độ C (3,6 độ F). Thỏa thuận Paris có nhiệm vụ cứu Trái đất khỏi "cơn say nắng". Việc cắt giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giúp duy trì nhiệt độ bề mặt Trái Đất ở mức thấp hơn 3,6 độ F (2 độ C) so với mức tiền công nghiệp.

Đối với nhiều quốc gia, thỏa thuận này đã trở thành động lực cho việc thông qua các kế hoạch quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng xanh để duy trì khí hậu thuận lợi trên hành tinh.

Ví dụ, Nhật Bản đặt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính xuống mức 0 vào năm 2050. Để thực hiện kế hoạch này, chính phủ dự kiến ​​sẽ thắt chặt các yêu cầu về môi trường đối với các công ty hoạt động trong ngành năng lượng điện, luyện kim và công nghiệp ô tô.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала