Hàng nghìn người Cuba xuống đường phản đối: ai đang rung lắc Hòn Đảo Tự do

© AFP 2023 / Yamil LageBiểu tình chống đối ở Havana
Biểu tình chống đối ở Havana - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Đăng ký
Hàng ngàn người diễu dưới cái nắng thiêu đốt - từ Santiago đến Havana. Đồng thời, những người biểu tình tuân thủ kỷ luật không cởi bỏ khẩu trang bảo hộ. Sự suy giảm kinh tế và coronavirus khiến người dân Cuba kiệt quệ.

Các bệnh viện quá tải, hàng xếp dài trước các cửa hàng, mất điện và chủ đề cải cách vẫn chưa thể xoa dịu dân chúng. Về chính thức, Havana nhìn nhận gốc rễ các vấn đề nằm ở Hoa Kỳ và hứa hẹn một "phản ứng mang tính cách mạng".

Tinh thần cách mạng

"Đường phố thuộc về cuộc cách mạng", dòng chữ ghi trên áp phích của một trong những người biểu tình.

Gần đó, mọi người vỗ tay và kéo căng lá cờ của nước cộng hòa.

Сuộc biểu tình chống chính phủ ở Cuba - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Các chuyên gia nói về những cuộc biểu tình ở Cuba: Mỹ khuấy động sự bất mãn
"Vì những đàn áp này, người dân không còn gì, nhà cửa đổ nát! Tiền để xây dựng khách sạn, còn chúng tôi đang chết đói!" - người thanh niên phẫn nộ.

Dưới các khẩu hiệu "Không độc tài" và "Chúng tôi không sợ", người dân yêu cầu dân chủ hóa và một cuộc đấu tranh hiệu quả chống lại covid.

Những người biểu tình đã bị cảnh sát giải tán. Và sau đó, như thể không có sự lây nhiễm, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel kêu gọi những người ủng hộ, "những người cách mạng và cộng sản", cũng xuống đường. Không thể tránh được sự va chạm, nhưng không có thông tin chính thức về các nạn nhân có thể có.

© AP Photo / Eliana AponteBiểu tình chống đối ở Havana
Hàng nghìn người Cuba xuống đường phản đối: ai đang rung lắc Hòn Đảo Tự do - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Biểu tình chống đối ở Havana
"Chúng ta sẽ không cho phép những tên lính đánh thuê phản cách mạng bán mình cho đế quốc Mỹ gây bất ổn. Sẽ có phản ứng mang tính cách mạng", Diaz-Canel hứa khi phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia.

Ông tin chắc rằng Hoa Kỳ đang kích động các cuộc biểu tình, và người chống đối được cung cấp tài chính từ đó.

Biểu tình chống đối ở Havana - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Hàng nghìn người Cuba xuống đường phản đối: ai đang rung lắc Hòn Đảo Tự do

Khủng hoảng toàn diện

Các cuộc biểu tình hiện nay là những biểu hiện bất bình lớn đầu tiên đối với nhà cầm quyền trong gần ba mươi năm qua. Lần cuối cùng những cuộc xuống đường như vậy diễn ra do sự suy giảm kinh tế trên hòn đảo vào đầu những năm 90 sau khi Liên Xô sụp đổ.

Về "cuộc khủng hoảng toàn diện" mà có thể so sánh với những năm 90, các phương tiện truyền thông đã dự đoán vào cuối năm ngoái. Sau lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ, nguồn cung dầu mỏ giảm, kiều hối từ nước ngoài cạn kiệt và đại dịch đã chặn lại dòng khách du lịch. Việc giảm thuế và trợ cấp đã không cải thiện được tình hình.

Vào năm 2020, nền kinh tế đất nước giảm 11% và đến tháng 6 năm 2021 — 13%. Nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm, vật tư y tế và các nhu yếu phẩm khác giảm một nửa.

© AFP 2023 / Yamil LageBiểu tình chống đối ở Havana
Hàng nghìn người Cuba xuống đường phản đối: ai đang rung lắc Hòn Đảo Tự do - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Biểu tình chống đối ở Havana

Các chuyển đổi theo định hướng thị trường đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của hệ thống tài chính: thuế, giá cả và khu vực tư nhân. Theo Alexander Kharlamenko, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính trị thuộc Viện Châu Mỹ Latinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, những cải cách được suy nghĩ tỉ mỉ đã được chuẩn bị trong khoảng một thập kỷ.

Khi các đổi mới được đưa ra, chuyên gia này lo ngại sẽ có một làn sóng biểu tình xảy ra trong nước dưới các khẩu hiệu đòi công bằng xã hội.

"Từ thế kỷ 19, các tầng lớp hữu sản cánh hữu ở Cuba chủ trương  hòn đảo này cần trở thành một trong những tiểu bang của Hoa Kỳ. Ngày nay, ý kiến ​​này được nhiều người di cư bên kia eo biển Florida chia sẻ. Không thể kêu gọi người dân Cuba biểu tình với khẩu hiệu "Chúng tôi ủng hộ cải cách tân tự do, chủ nghĩa tư bản và sự thôn tính". Tình trạng bất ổn như vậy bắt đầu với những lời kêu gọi “Tự do hơn, dân chủ hơn", Kharlamenco giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Tuy nhiên, chưa nên gắn liền các hành động hiện tại với cuộc cải cách, ông nói thêm.

Tiếp tục khủng hoảng

Mặc dù du lịch đang dần hồi sinh, nhưng vẫn còn đó cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Những tháng đầu năm 2021, nhiều trường hợp COVID-19 được đăng ký ghi nhận trong nước nhiều hơn so với toàn bộ năm ngoái.

Trong khi đó Havana từ chối vắc xin Nga và trợ giúp của COVAX. Nước này đang phát triển hai loại thuốc nội địa - Soberana 2 và Abdala với hiệu suất được công bố là 91 và 92%. Việc tiêm chủng hàng loạt đã bắt đầu vào tháng 5, thậm chí trước khi kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình thử nghiệm. 7,16 triệu người Cuba đã được chủng ngừa liều đầu tiên, 1,74 triệu người trong hai liều, tức là khoảng 15% dân số.

© REUTERS / Alexandre MeneghiniBiểu tình chống đối ở Havana
Hàng nghìn người Cuba xuống đường phản đối: ai đang rung lắc Hòn Đảo Tự do - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Biểu tình chống đối ở Havana
"Các cuộc biểu tình bắt đầu một ngày sau khi chính quyền chỉ công nhận vắc-xin Cuba và từ chối nhập khẩu, - Kharlamenco nói. - Dù sao thì việc nhập khẩu vắc-xin nước ngoài cũng không hề dễ dàng. Vấn đề là ngay cả ống tiêm cũng phải được thu thập thông qua các tổ chức đoàn kết trên toàn thế giới - sự phong tỏa kinh tế đã mở rộng đến nguồn cung cấp y tế liên quan đến cuộc chiến chống coronavirus. Một phần người dân trong xã hội chỉ đơn giản là đã phải chịu đựng sự mệt mỏi lâu dài", chuyên gia nói.

Trung Quốc đã gửi thuốc đến hòn đảo này trong năm ngoái. Vào tháng 4, Liên bang Nga gửi đến 700 tấn thực phẩm thông qua Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, điều này đã không giải quyết được các vấn đề tích lũy.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đến Căn cứ Không quân Osan ở Pyeongtaek, Hàn Quốc ngày 17 tháng 3 năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Blinken gọi tuyên bố về việc Mỹ liên can đến biểu tình ở Cuba là "sai lầm nghiêm trọng"

Đồng thời, người ta không mong đợi cuộc đối thoại dễ chịu với Washington dưới thời Joe Biden, đồng minh của Barack Obama, người đã "thiết lập lại" quan hệ với Havana, theo Andrei Chernyaev, Tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên gia về Hoa Kỳ và Mỹ Latinh.

"Bình thường hóa quan hệ với Cuba là một dự án cá nhân của Obama. Biden không đi theo lộ trình này, mà tiếp tục chính sách đối ngoại của Trump", ông giải thích.

Chernyaev nhìn ra gốc rễ của tình trạng trầm trọng hiện nay nằm ở bên trong đất nước:

"Ngành du lịch đã suy thoái do đại dịch, thu nhập của người dân suy giảm. Nhiều quốc gia cũng phải đối mặt với thách thức tương tự, và đây là một thử thách khác".

Quan điểm chính thức của Havana cũng đồng ý như vậy: đó là các vấn đề là nội bộ. Nhưng nguyên nhân theo họ chính là do sự phong tỏa của Hoa Kỳ. Và cũng như mọi lần trước đây, chính quyền nước cộng hòa sẽ cố gắng tự minh giải quyết đối phó với những khó khăn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала