Châu Âu lo sợ "bão giá" vì "Dòng chảy phương Bắc- 2"

© Sputnik / Dmitriy Lelchuk / Chuyển đến kho ảnhDòng chảy phương Bắc-2
Dòng chảy phương Bắc-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Chuyên gia năng lượng Karel Girman, cựu thành viên Nhóm Cố vấn chiến lược hỗ trợ cải cách của chính phủ Ukraina phân tích về mối nguy giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh vì "Dòng chảy phương Bắc- 2" trong cuộc phỏng vấn với báo DenníkN.
Theo ông, chính "những suy đoán xung quanh việc khởi động đường ống dẫn khí" dường như đã khiến giá nhiên liệu xanh ở các nước châu Âu tăng cao và theo dự đoán của nhà phân tích, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn.
“Trong những tháng tới, khi “cơn bão giá cả” tăng đến mức đỉnh điểm, sẽ rất thú vị khi quan sát phản ứng của Brussels, của chính phủ các nước châu Âu, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là của tất cả những người tiêu dùng khí đốt, từ doanh nghiệp đến hộ gia đình”, - ông Girman nói.
Đồng thời, người đối thoại của tờ báo đổ lỗi việc người tiêu dùng châu Âu phải chịu giá khí đốt đắt đỏ cho Berlin và Vienna, những nước mà ông cho rằng đã hỗ trợ tích cực nhất cho dự án của Nga.
Dòng chảy phương Bắc-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2021
Châu Âu nhận được cảnh báo sẽ phải trả giá vì "Dòng chảy phương Bắc-2"
"Ngay ngày hôm nay tất cả chúng ta, những người sử dụng khí đốt ở châu Âu, đã phải trả giá rất đắt cho dự án này. <...> Sang Năm mới tất cả chúng ta sẽ phải trả cho khí đốt nhiều hơn mức chúng ta có thể, nếu chỉ riêng biến động thị trường bình thường thôi cũng có thể dẫn đến việc giá tăng cao”, - chuyên gia kết luận.
Việc xây dựng "Dòng chảy phương Bắc- 2" kéo dài ba năm qua đã hoàn thành vào tuần trước. Đường ống dẫn khí đốt đi từ Nga đến Đức dọc theo đáy biển Baltic. Công suất của hai tuyến ống là 55 tỷ mét khối khí mỗi năm. Dự kiến đường ống sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2021.
Ra sức phản đối dự án có Ukraina, nước lo ngại bị mất nguồn thu nhập từ việc trung chuyển khí đốt, cũng như Hoa Kỳ, quốc gia quan tâm đến việc quảng bá nguồn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của mình sang châu Âu. Washington đã nhiều lần áp đặt các biện pháp trừng phạt dự án, khiến việc thi công bị chậm lại gần một năm. Trong khi đó Berlin và Vienna lại tích cực hỗ trợ cho Moskva.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала