Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Hà Nội «đặt cược niềm tin» vào Matxcơva và đã được đền đáp xứng đáng

© Sputnik / Milovanov / Chuyển đến kho ảnhThứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô V.Petrov tại Hà Nội
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô V.Petrov tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Đăng ký
Trong bài trước đã đề cập đến sự kiện vào cuối năm 1960, ký kết hiệp định giữa Liên Xô và Việt Nam DCCH về sự hỗ trợ của Liên Xô dành cho nước Cộng hòa Á châu còn non trẻ - không phải trong 1 năm như trước mà là trong 5 năm.
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm “Những trang lịch sử”, dành riêng nói về những sự kiện quan trọng và giai đoạn đáng nhớ trong quan hệ hợp tác Xô-Việt.

Số phận lạ thường của một hiệp định

Xin nhắc rằng sau thắng lợi của cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống thực dân Pháp, khi sự giúp đỡ của Liên Xô dành cho Việt Nam DCCH chủ yếu là vũ khí và thuốc men, còn viện trợ tiếp theo có mục tiêu chính là phục vụ công cuộc xây dựng hòa bình ở nước Cộng hòa. Hiệp định ký hồi cuối năm 1960 đã được thực hiện nghiêm ngặt trong bốn năm đầu. Tuy nhiên, sau biến cố Vịnh Bắc Bộ, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Vụ máy bay Mỹ ngang ngược ném bom nước Việt Nam DCCH tháng 8 năm 1964 đã là cuộc xâm lược trực tiếp chống lại một Nhà nước XHCN có chủ quyền. Hiển nhiên, sự kiện này đã khiến Liên Xô cần gánh vác một số nghĩa vụ nhất định, đặt ra yêu cầu điều chỉnh căn bản với thỏa thuận 5 năm, mặc dù quan hệ Xô-Việt khi đó không phải là thời kỳ mặn nồng nhất.

Hà Nội ra sao giữa Matxcơva và Bắc Kinh

Đầu những năm 60, trên bình diện ý thức hệ, Hà Nội gần Bắc Kinh hơn là Matxcơva. Giống như Bắc Kinh, Hà Nội xa lạ với chính sách chung sống hòa bình mà nhà lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev dẫn dắt. Chính sách này đi ngược lại với kế hoạch của Hà Nội nhằm đạt được thống nhất hai miền Nam Bắc của đất nước bằng mọi biện pháp, mà trước hết là quân sự.
Công nhân cảng Hải Phòng chào đón các thủy thủ Liên Xô đưa chuyến hàng mới tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2024
Những trang sử vàng
Xem xét lại chương trình hợp tác do cuộc xâm lược của Mỹ
Trong cùng thời gian này, Matxcơva cho rằng viện trợ quân sự trực tiếp của Liên Xô cho Việt Nam DCCH sẽ dẫn đến xung đột quân sự với Hoa Kỳ. Có những căn cứ nghiêm túc cho giả định này. Chỉ mới 2 năm trước Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, việc Liên Xô gửi tên lửa tới Cuba đã đẩy thế giới đến bờ vực cuộc chiến hạt nhân giữa hai siêu cường. Trong trường hợp với Việt Nam, nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã thể hiện sự kiềm chế và thận trọng - những ngày đêm đáng lo ngại của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba vẫn còn in hằn đậm nét trong ký ức của ông. Vì vậy ban lãnh đạo Liên Xô chỉ giới hạn ở những phát ngôn lên án hành động gây hấn của Mỹ ở Việt Nam.
Hơn nữa, Hà Nội và Bắc Kinh có liên hệ chặt chẽ về mặt quân sự. Giữa hai nước có thỏa thuận bất thành văn là Trung Quốc sẽ đưa quân sang Việt Nam DCCH nếu quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Không lực Hoa Kỳ tiếp tục ném bom miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1965 và các sư đoàn Mỹ xuất hiện tham chiến tại miền Nam Việt Nam, thỏa thuận này vẫn không được thực hiện.
Nhân tiện cần nói luôn, câu hỏi đưa các đơn vị quân đội chính quy của Trung Quốc vào Việt Nam DCCH lại được khơi lên hồi mùa thu năm 1967. Khi đó Chủ tịch Mao Trạch Đông đã gửi thông điệp mật cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong văn thư mật này nói rằng, theo dữ liệu của tình báo Trung Quốc, người Mỹ lên kế hoạch cho lực lượng tấn công lớn đổ bộ vào Bắc Việt Nam với mục tiêu chiếm đóng toàn cõi Việt Nam DCCH. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề nghị ngăn chặn Mỹ và cho quân Trung Quốc sang lãnh thổ Việt Nam DCCH. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời rằng phía Việt Nam không có thông tin như vậy và không cần đến trợ giúp của các sư đoàn Trung Quốc. Nhưng đó là chuyện muộn hơn, vào năm 1967. Mà vào thời điểm đó, thái độ của ban lãnh đạo Hà Nội đối với hai đồng minh lớn nhất của mình đã thay đổi rõ rệt so với năm 1964.
Huấn luyện học viên phi công Việt Nam tại Liên Xô năm 1966 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2024
Những trang sử vàng
Năm 1960: Những phi công quân sự Liên Xô đầu tiên trên đất Việt Nam

Hỗ trợ quân sự dành cho Việt Nam là nghĩa vụ thiêng liêng của Liên Xô

Vào tháng 10 năm 1964, sau khi Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev bị loại quyền, ban lãnh đạo mới của đất nước Xô-viết tuyên bố Liên Xô sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với đất nước XHCN anh em. Hỗ trợ toàn diện, bao gồm cả quân sự dành cho Hà Nội bắt đầu được nhắc đến gay gắt và kiên quyết từ các diễn đàn cao cấp nhất của Liên Xô. Tháng 12, ban lãnh đạo Liên Xô chính thức đề xuất để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở Văn phòng Đại diện tại Matxcơva, việc này được thực hiện vào tháng 4 năm 1965. Cuối năm 1964, Liên Xô xây dựng chương trình hỗ trợ kỹ thuật quân sự dành cho Việt Nam DCCH. Dự trù cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Việt Nam trị giá khoảng 10 triệu rúp – xin nhắc rằng đây không phải là đồng rúp của Nga hiện tại, mà là đồng rúp Liên Xô được đảm bảo bằng vàng, có giá trị nặng ký hơn nhiều lần.

Mỹ không lay chuyển được quyết tâm của Liên Xô

Tháng 2 năm 1965, với mục đích thống nhất danh pháp, trình tự và tốc độ chuyển giao hàng hóa, phái đoàn Liên Xô do Thủ tướng Kosygin dẫn đầu đã tới Hà Nội. Vị khách Liên Xô đã hội đàm với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Và chính trong lúc diễn ra những cuộc hội đàm này, máy bay Mỹ đã tiến hành đợt ném bom quy mô lớn thứ hai vào nước Việt Nam DCCH. Nếu như bằng những trận oanh tạc này cùng lúc Hoa Kỳ theo đuổi mục tiêu dọa nạt ban lãnh đạo Liên Xô và cảnh báo không được dành hỗ trợ cho Việt Nam thì kết quả hoá ra hoàn toàn trái ngược. Như những người chứng kiến ​​nhớ lại, Thủ tướng Kosygin vốn là người luôn bình tĩnh và kiềm chế, nhưng khi đó ông thực sự tức giận trước sự trắng trợn láo xược của người Mỹ. Trong tiếng bom nổ, tạm ngừng cuộc đàm phán, ông Kosygin gọi điện về Matxc thông báo với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô rằng theo quan điểm ​​​​của ông, phản ứng đáp trả cuộc tấn công của Mỹ cần phải là viện trợ quân sự cho Việt Nam DCCH, thêm nữa là lớn hơn nhiều về quy mô và mau lẹ hơn về thời gian so với kế hoạch trước.
Máy bay Il-14 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2024
Những trang sử vàng
Sự hỗ trợ của Matxcơva dành cho Hà Nội tăng nhiều qua mỗi năm

Mỗi ngày 2 triệu USD

Quan điểm và đề xuất của ông Kosygin nhận được sự ủng hộ hoàn toàn ở Matxcơva. Tại cuộc hội đàm tiếp tục ở Hà Nội đã đạt được tất cả những thỏa thuận liên quan tương ứng. Cụ thể là về việc thành lập 4 trung đoàn tên lửa trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và cử các chuyên gia quân sự Liên Xô cùng các trang thiết bị, vũ khí quân sự hiện đại nhất sang Việt Nam DCCH. Rồi trong những năm tiếp theo, tại tất cả các cuộc họp liên Chính phủ Xô-Việt, số lượng và hạng mục cung cấp quân sự của Liên Xô đều được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Vũ khí, trang thiết bị được cung cấp với số lượng mà phía Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp thu cách sử dụng và làm chủ. Tính trung bình về mặt giá trị số viện trợ này lên tới khoảng 2 triệu USD mỗi ngày, và cứ thế trong suốt những năm chiến tranh. Đáng chú ý nét nổi bật ở đây là toàn bộ lượng cung cấp này đều miễn phí, là viện trợ vô tư không hoàn lại.
Trang thiết bị quân sự từ Liên Xô gửi sang Việt Nam vào thời điểm đó thuộc loại hiện đại nhất. Ví dụ như máy bay chiến đấu phản lực MiG - chính nhờ những «cánh én bạc» Xô-viết này mà các phi công Việt Nam đã bắn hạ cả «thần sấm» F-105 và «pháo đài bay» B-52. Các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô có khả năng bắn trúng triệt hạ mục tiêu trên không thậm chí ở độ cao 25 ​​km. Tạp chí Kỹ thuật Quân sự Mỹ («Military Technical Journal») thời đó đưa ra nhận xét: «Đây là những loại đạn nguy hiểm nhất, bắn từ mặt đất để diệt máy bay». Lực lượng Tên lửa Phòng không của Việt Nam DCCH do các chuyên gia Liên Xô thành lập và huấn luyện đã tiến hành 3.328 cuộc bắn đạn thật, tiêu diệt khoảng 1.300 máy bay Mỹ các loại, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Việt Nam cũng được cung cấp xe tăng T-55, là phiên bản sửa đổi của T-34 - loại xe tăng xuất sắc nhất trong Thế chiến II. Chính trên một trong những chiếc xe tăng Xô-viết này, ngày 30 tháng 4 năm 1975, lính tăng Việt Nam đã húc đổ cổng thành của chế độ Sài Gòn là Dinh «Độc lập». Còn những khẩu tiểu liên tấn công Kalashnikov lừng danh khắp thế giới đã bổ sung vào kho tàng từ vựng tiếng Việt một thuật ngữ mới là «súng AK». Suốt hành trình quân dân Việt Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, trong tổng số viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam DCCH thì viện trợ kỹ thuật quân sự chiếm hơn 60%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала