Ai sẽ thay ông Vương Đình Huệ khi Quốc hội họp bất thường?

© Ảnh : dantri.com.vnPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp lần đầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp lần đầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2024
Đăng ký
Việt Nam vừa triệu tập họp Quốc hội bất thường về công tác nhân sự trong bối cảnh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa thôi chức.
Theo thông báo mới nhất từ Quốc hội, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024. Dư luận, cử tri, nhân dân cả nước đang chờ những quyết định nhân sự nghiêm túc và kỹ lưỡng từ Quốc hội, đặc biệt là người sẽ thay ông Vương Đình Huệ.

Việt Nam triệu tập họp Quốc hội bất thường

Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.
Thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
“Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều ngày 02/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội”, - Quốc hội cho biết.
Việc triệu tập kỳ họp bất thường gây chú ý khi Việt Nam vừa thay đổi lãnh đạo cấp cao gồm trường hợp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và mới nhất là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2024
Những sai phạm của ông Vương Đình Huệ còn đang trong quá trình điều tra
Cả hai nhân sự trong “tứ trụ” của Việt Nam được Trung ương đồng ý cho thôi chức vụ giữa nhiệm kỳ cho thấy những bước đi quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng và đảm bảo sự trong sạch của bộ máy.
Theo luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Tuy nhiên, trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu yêu cầu thì Quốc hội sẽ triệu tập kỳ họp bất thường.
Đến nay, Quốc hội Việt Nam khóa 15 đã tổ chức tới 6 kỳ họp bất thường, trong đó năm 2022 có hai kỳ, năm 2023 hai kỳ và hai kỳ từ đầu năm 2024.

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức

Mới 5 ngày trước – hôm 26/4/2024 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bất thường và đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Thông cáo chính thức của Văn phòng Trung ương Đảng thể hiện, ông Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội là “theo nguyện vọng cá nhân”.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định, ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Huệ đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2024
Vì sao các ông Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng thôi chức?
Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên "đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân".
“Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, ông Vương Đình Huệ đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác”, - Trung ương cho biết.
Trước đó, ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và là Trợ lý của chính Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, bị khởi tố, bắt giam với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, liên quan vụ án tập đoàn Thuận An.
“Tứ trụ” hiện nay của Việt Nam gồm 4 nhân sự chủ chốt chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội.

Ai có thể thay thế ông Vương Đình Huệ?

Ông Vương Đình Huệ là người thứ 12 đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Quốc hội (hoặc tương đương) của Việt Nam.
Trước đó, người có thời gian đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Quốc hội ngắn nhất là ông Nguyễn Văn Tố (1889–1947) từ ngày 2/3 đến 8/11/1946 (252 ngày).
Chủ tịch Quốc hội do đại biểu Quốc hội bầu tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ. Vì vậy, Quốc hội sẽ thực hiện quy trình miễn nhiệm đối với ông Vương Đình Huệ.
Đến nay, người thay thế khi Chủ tịch Quốc hội thôi chức vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, cũng như trường hợp của ông Võ Văn Thưởng, Quốc hội sẽ tiến hành tuần tự trình tự miễn nhiệm chức vụ tại kỳ họp tiếp theo – khả năng cao là kỳ họp bất thường vào ngày mai.
Đồng chí Vương Đình Huệ. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2024
Nguyên nhân ông Vương Đình Huệ thôi chức, ai sẽ là Chủ tịch Quốc hội mới?
Theo Hiến pháp Việt Nam và Luật Tổ chức Quốc hội Việt Nam, khi trống cương vị Chủ tịch Quốc hội thì trước hết, một trong các Phó chủ tịch Quốc hội hiện nay, sẽ phải chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội khoá XV hiện nay gồm các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Khắc Định, Trần Quang Phương.
Trong trường hợp này, nhiều khả năng, ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chủ tịch Quốc hội thường trực sẽ được giao nhiệm vụ điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội mới.

Tiểu sử đồng chí Vương Đình Huệ

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê ở Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Ông Vương Đình Huệ là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ông Huệ là giáo sư, tiến sĩ Kinh tế, có trình độ cao cấp Lý luận chính trị, nguyên Giảng viên, Trưởng Khoa rồi Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (tức Học viện Tài chính hiện nay) với 22 năm giảng dạy.
Ông Huệ biết tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Tiệp, từng làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Bratislara, Cộng hòa Slovakia.
Sau 22 năm công tác ở Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, tháng 7/2001, ông Huệ được bổ nhiệm Phó tổng Kiểm toán Nhà nước; 5 năm sau, ông làm Tổng kiểm toán Nhà nước. Từ tháng tháng 8/2011- đến tháng 12/2012, ông Huệ được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương (kiêm nhiệm Bộ trưởng Tài chính đến tháng 5/2013).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điện đàm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2024
Ông Vương Đình Huệ nghỉ công tác, thôi giữ mọi chức vụ
Ông giữ cương vị Phó thủ tướng Chính phủ từ tháng 4/2016. Đến tháng 2/2020, ông Huệ được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Sau đó Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng tại kỳ họp tháng 6/2020. Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV hồi cuối tháng 3/2021, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội thứ 12 của Việt Nam, kế nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngày 26/4/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала