"Địa ngục trên đảo thiên đường": Chạy đua vũ trang tác động thế nào đến Nhật Bản và đảo Okinawa?

© AFP 2023 / Toru YAMANAKAOkinawa
Okinawa - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2023
Đăng ký
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch mua 400 tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ, từ bỏ kế hoạch sản xuất tên lửa nội địa.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Nga trả lời câu hỏi: tại sao, bất chấp mong muốn hòa bình, cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ ngày càng gia tăng, và tại sao việc Tokyo quay trở lại con đường quân sự hóa không thể mang lại sự ổn định cho khu vực.

Đi theo vết xe đổ của Bắc Triều Tiên

Có nhiều cách khác nhau để ấn định thời điểm bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, nhưng, trong mọi trường hợp, nó đã bắt đầu từ khá lâu. Ít nhất là kể từ khi CHDCND Triều Tiên tạo ra lá chắn tên lửa hạt nhân để đáp trả kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm loại bỏ chế độ Bắc Triều Tiên. Chuyên gia Anatoly Koshkin, giáo sư tại Viện Các nước Phương Đông thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết:

"Dưới thời Tổng thống Trump, việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa tiên tiến đã ngăn người Mỹ leo thang tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Còn hiện nay, Nhật Bản sau nhiều năm phát triển hòa bình và phân bổ ngân sách hạn chế cho quốc phòng, về cơ bản đã từ bỏ Hiến pháp Hòa bình. Tokyo công khai tuyên bố rằng, họ sẽ tăng cường tiềm lực quân sự, tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong năm năm. Họ cũng đang đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự với Hoa Kỳ, mua sắm ngày càng nhiều hệ thống tên lửa hiện đại hơn".

Và điều này không chỉ do tình hình chính trị và quân sự trong khu vực trở nên trầm trọng hơn, mà còn do một khối lượng lớn tư bản Nhật Bản đang tham gia vào quá trình quân sự hóa đất nước.

Giới kinh doanh đặt cược vào cuộc xung đột quân sự?

"Giới doanh nghiệp đầu tư vào ngành quốc phòng, hiện nay lĩnh vực này được coi là một động lực phát triển - chất xúc tác cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, - chuyên gia Anatoly Koshkin lưu ý. - Ngành này của Nhật Bản đang đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc thành lập tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là một lối thoát cho nền kinh tế để vượt khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, tạo ra các loại vũ khí hiện đại của riêng mình là những bước nhằm duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế".

Như vậy, những thay đổi đang diễn ra ở Nhật Bản là một quốc sách hướng đến một tương lai cụ thể, chuyên gia Nga kết luận.
Tokyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2023
Nhà khoa học chính trị: Mỹ sợ phải làm điều này, nhưng họ không cảm thấy tiếc cho người Nhật

Theo kế hoạch của Washington?

Ông Anatoly Koshkin lưu ý rằng trước đây, người Mỹ đã kiềm chế tham vọng của người Nhật trong lĩnh vực quốc phòng vì vẫn nhớ rõ cuộc đối đầu với quốc gia này trong Thế chiến thứ hai. Nhưng giờ đây, Hoa Kỳ khuyến khích và hoan nghênh việc Nhật Bản trở lại vị thế cường quốc quân sự.

"Chỉ đơn giản bởi vì Washington không còn lựa chọn nào khác, họ muốn để Nhật Bản là một nước đồng minh hùng mạnh về quân sự. Mục tiêu của họ là sớm lôi kéo Tokyo vào việc thực hiện các kế hoạch của Mỹ trong khu vực. Do đó, chúng ta có thể quan sát thấy Hoa Kỳ và Nhật Bản, cũng như các nước NATO, đang tăng cường hợp tác, củng cố năng lực quốc phòng theo các học thuyết và kế hoạch quân sự của họ Bao gồm cả các cuộc tập trận chung với Anh, Pháp và các thành viên khác của liên minh quân sự phương Tây", - ông Koshkin khẳng định.

© AFP 2023 / Yoshikazu Tsunocăn cứ Mỹ ở quận Okinawa, Nhật Bản
căn cứ Mỹ ở quận Okinawa, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2023
căn cứ Mỹ ở quận Okinawa, Nhật Bản

"Việc Mỹ tạo ra QUAD và AUKUS trong khu vực và đang cố gắng lôi kéo Ấn Độ tham gia vào các cơ chế này cũng nhằm mục đích tương tự. Sự tham gia của New Delhi vào các kế hoạch của Hoa Kỳ được nhấn mạnh thậm chí bằng cái tên: Liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Điều này làm dấy lên những lo ngại trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn kéo dài. Do đó, việc lôi kéo Nhật Bản và Ấn Độ vào các liên minh mới được thành lập theo sáng kiến ​​của Hoa Kỳ là rất đáng báo động", - ông nói.

Trong khi đó, ở Nhật Bản có một tỉnh đã lên tiếng phản đối các kế hoạch này: bởi vì "quân sự hóa dần dần" ngày càng lấn át tỉnh này.
Đây là tỉnh Okinawa, người dân đảo này thường xuyên tổ chức những cuộc biểu tình phản đối các căn cứ Mỹ, vì trên hòn đảo này đã diễn ra những trận chiến khốc liệt nhất trong Thế chiến thứ hai, và ký ức kinh hoàng về cuộc chiến tranh vẫn còn nguyên vẹn.
Người dân Okinawa không muốn lại trở thành "mục tiêu tấn công", không muốn để chiến tranh lại tước đoạt cuộc sống bình yên của họ.

"Người dân Okinawa hiểu rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, với Triều Tiên hay với nước Nga, họ sẽ trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên. Những khẩu hiệu như vậy ngày càng có thể được nghe thấy tại các cuộc biểu tình phản đối vẫn tiếp tục ở Okinawa. Mặc dù mọi người hiểu rõ ràng là các vụ tấn công sẽ không nhằm vào cư dân trên đảo, mà nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ bố trí trên đó", - ông Anatoly Koshkin giải thích.

Người dân Okinawa bị lính Mỹ giam giữ trong cuộc xâm lược hòn đảo, năm 1945 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2023
Cần cố gắng tránh chiến tranh: cựu binh trận Okinawa nêu suy nghĩ về việc quân sự hóa Nhật Bản

"Trong chuyến thăm Okinawa, tôi đã nói chuyện với những người dân địa phương. Họ công khai nói rằng, bất chấp Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ, đối với họ cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Bởi vì lính Mỹ vẫn đồn trú trên đảo, và đây là mối nguy cơ thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân địa phương. Okinawa đã trở thành một trong những căn cứ hải ngoại quan trọng nhất của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Nhà Trắng không xác nhận cũng không phủ nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân trên đất Nhật Bản. Nhưng, tôi chắc chắn rằng, trên lãnh thổ Nhật Bản hiện có những vũ khí như vậy. Bởi vì "bản chất chiến lược" của các căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa không cho phép xảy ra tình huống khi đầu đạn, tên lửa và bom hạt nhân phải được vận chuyển từ lãnh thổ Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật Bản nhận thức được điều này, nhưng không thể nói công khai về vấn đề đó".

Hòn đảo trở thành con tin được bao quanh bởi các căn cứ quân sự

Theo chuyên gia Nga, cuộc đấu tranh lâu dài của người dân Okinawa đòi quân đội Mỹ rút các căn cứ quân sự sẽ thất bại, Washington chỉ đồng ý di dời một căn cứ.
"Tuy nhiên, họ đồng ý di dời căn cứ không phải đến một nơi nào đó xa Nhật Bản, chẳng hạn như đến đảo Guam, mà vẫn nằm trên lãnh thổ tỉnh Okinawa", - ông Anatoly Koshkin nhắc nhở.

"Hoặc bồi đắp những đảo nhân tạo, đồng thời hủy diệt những rạn san hô đẹp nhất, những nơi có hệ động thực vật độc đáo. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản vẫn đi theo con đường của Washington, và do đó không thể can thiệp vào các kế hoạch của Mỹ. Trong khi đó, ở Okinawa có một khu vườn thực vật tuyệt vời chứa các loài thực vật kỳ lạ mọc trên đảo và ở các vùng biển phía nam. Khi tôi đến thăm khu vườn này cùng với một người hướng dẫn, một chiếc máy bay ném bom khổng lồ màu đen của Hoa Kỳ đột nhiên bay sát đầu chúng tôi trước khi hạ cánh"

Lúc đó người hướng dẫn mỉm cười buồn bã và nói: "Đảo thiên đường trở thành... địa ngục".
Rốt cuộc, Okinawa là một khu nghỉ mát tuyệt vời, nơi có những bãi biển như một thiên đường nhiệt đới dành cho khách du lịch và cuộc sống yên bình: nước biển biếc xanh bên bờ cát trắng.
Nhưng trong thế kỷ 21, điểm đến du lịch độc đáo này cũng như nước Nhật đi theo đường lối thân Mỹ nhằm quân sự hóa đất nước, đang đứng trước nguy cơ chạy đua vũ trang ngày càng tăng và xung đột quân sự nghiêm trọng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала