Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Người Nga đến Việt Nam 130 năm trước đã nhầm lắm chăng?

© Sputnik / E.LengCờ Việt Nam trên thành phố Hồ Chí Minh.
Cờ Việt Nam trên thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2023
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài về quá trình người Nga và người Việt Nam tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau kể từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.
Nhà bác học, sĩ quan Simonov là người Nga đầu tiên đến thăm Việt Nam hai lần trong thế kỷ 19. Lần đầu tiên, vào năm 1894, trong hành trình theo yêu cầu công việc đến vùng Viễn Đông, Simonov đã trải mấy ngày ở Nam Kỳ thuộc Pháp. Đất nước xa xôi này khiến ông quan tâm đến mức năm 1897, ông xin nghỉ phép liền ba tháng và đi khắp Việt Nam.
Ông đã đến Sài Gòn trên con tàu của Pháp từ Marseilles, và coi nhiệm vụ của mình là kể chi tiết cho độc giả Nga về những hãng tàu của nước nào là rẻ nhất và thuận tiện nhất để đến Việt Nam. Và vào cuối thế kỷ 19 đã có hơn một chục công ty vận tải biển: không chỉ của Pháp, Anh, Đức, Ý và Hà Lan, mà cả của Nga.

“Tờ rơi quảng cáo du lịch Việt Nam” đầu tiên dành cho người Nga

Trên thực tế, tập ghi chép của Simonov được đăng trên tạp chí "Bộ sưu tập quân sự" ở St. Petersburg đã trở thành một loại quảng cáo về Việt Nam cho khách du lịch Nga thời bấy giờ. Simonov mô tả chi tiết thiên nhiên và khí hậu của Việt Nam. Ví dụ, ông lưu ý, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Nam Kỳ là 28 độ C, ở Bắc Kỳ - 24 độ C. Chắc chắn, độc giả Nga lúc bấy giờ tò mò muốn biết rằng vào đêm lạnh nhất ở Sài Gòn nhiệt độ xuống đến 19 độ C. Simonov cũng cho biết tháng nào là mùa khô và tháng nào là mùa mưa. Simonov cho biết khi tới Việt Nam nên ăn mặc, giày dép như thế nào. Ông lưu ý rằng, tốt nhất là du khách nước ngoài nên bắt chước người Việt Nam - cả về thói quen hàng ngày lẫn cách ăn mặc. Trên thực tế, đến tận hôm nay những lời khuyên của Simonov vẫn là thiết thực và hữu ích cho những người Nga đi làm việc hoặc đi du lịch đến Việt Nam. Tác giả của tập ghi chép viết về thổ nhưỡng Việt Nam, về thành phần hóa học của nước sông Mê Kông. Ngoài những dữ liệu khoa học thuần túy, ông mô tả sống động cơn bão nhiệt đới. Ông kể chi tiết về công nghệ trồng lúa và lưu ý rằng, ở Nam Kỳ năng suất lúa trung bình là 24 tạ/ha và ở Bắc Kỳ - 18 tạ/ha. Hãy nhớ rằng, đây là gần 130 năm trước.
Nhà Hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ XX, chụp từ phố Paul Bert cũ, nay là phố Tràng Tiền. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2023
Những trang sử vàng
Sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam đầu tiên bằng tiếng Nga

Người Việt qua đôi mắt của vị lữ khách Nga

Ông rất quan tâm đến thuần phong, mỹ tục, tính cách của người Việt Nam. Người Việt Nam, ông viết, là “một dân tộc nhanh trí, cần cù và không quên nền độc lập của mình. Phụ nữ Việt Nam có vẻ ngoài gọn gàng, sự nữ tính không thể phủ nhận có thể nhìn thấy trong cách cư xử của họ. Phụ nữ không bị nhốt mà tự do ra khỏi nhà và rất thích vui chơi giải trí. Vợ quản lý nhà một mình, còn chồng đi làm việc. Du khách người Nga lưu ý rằng kiểu tóc và trang phục của đàn ông và phụ nữ khá giống nhau (hãy nhớ rằng, ở đây nói về những năm 1990 thế kỷ 19), điều này thường gây hiểu nhầm, khiến người châu Âu có ấn tượng sai. Đàn ông Việt Nam dễ dàng chuyển từ trang phục dân tộc rất thoải mái phù hợp với khí hậu của họ, sang âu phục, họ cắt tóc và đội mũ. Còn phụ nữ Việt Nam duyên dáng, thướt tha trong tà áo dài, nhưng lại có vẻ "lạ" khi mặc trang phục châu Âu. Simonov lưu ý rằng, ở Việt Nam, việc người châu Âu kết hôn với phụ nữ địa phương, dù đây là cuộc hôn nhân chính thức hoặc không chính thức, là chuyện phổ biến hơn so với bất kỳ nước nào khác ở châu Á.
Vị giáo sư Nga đã không bỏ qua mà dành sự quan tâm tìm hiểu truyền thống, phong tục, tính cách người Việt — sáng dạ, chăm chỉ lao động, những phẩm chất đầy ý nghĩa to lớn đối với những ai có gia đình và sùng kính thờ phụng tổ tiên. Giáo sư Simonov ghi chú: "Người Việt biết ơn tổ tiên và những công dân vĩ đại của đất nước, đã cứu quê hương hoặc làm rạng danh đất nước mình, nhưng đồng thời nói chung ở người Việt Nam hiện hữu đủ mức thờ ơ tôn giáo". Đồng thời, Simonov ghi nhận ảnh hưởng to lớn của Nho giáo trong tính cách người Việt Nam. Ông trích dẫn lời dạy của Khổng Tử: "Không để lộ suy nghĩ của mình ngay cả cho anh em trai" và nói thêm: “Hãy thử khơi dậy ở người Việt sự chân thành — chỉ phí công”. Simonov nhận thấy rằng, không ít người Việt ham mê các trò chơi và giải trí. Họ có thể thua mất hết cả tiền bạc của mình, túm tụm cả ngày trước cửa đền chùa để chờ đợi sự kiện hay là cuộc rước lễ ngoạn mục nào đó. Vị lữ khách Nga mô tả chi tiết lễ đón năm mới theo âm lịch, khi khắp nơi có những điểm vui chơi giải trí, cửa hàng và xưởng đóng cửa, đầy tớ bỏ ông chủ, người xúng xính quần áo đi dạo chơi, đi chơi đu quay. Ở khắp mọi nơi - âm nhạc, tiếng trống và ca hát. Ăn Tết không phải là chuyện giàu, chuyện nghèo, mọi người đều ăn mừng Tết: người nghèo - với những đồng xu tích lũy được do làm việc chăm chỉ và khoản viện trợ từ cộng đồng, người giàu – có những món quà Tết sang trọng.
Nhà văn Nga Vsevolod Krestovsky - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Những trang sử vàng
Sài Gòn cuối thế kỷ 19 qua con mắt du khách Nga

Sài Gòn của Pháp và Sài Gòn của người Việt

Simonov cũng dành chú ý cho Sài Gòn, mà ông gọi là "thành phố đáng mến". Vị lữ khách Nga khâm phục những cây xương rồng cao bằng ngôi nhà hai tầng và những con đường thẳng tắp, rộng rãi được lát bằng gạch đá vôi từ Biên Hòa có độ cứng cao. Vừa vặn trong thời điểm đó ở đây đã xây dựng một nhà hát mới, và Simonov thán phục mô tả tòa nhà tráng lệ, có hệ thống nhân tạo làm mát không khí. Nhiệt độ bên trong nhà hát là 18 độ C, trong khi bên ngoài là 28 độ C. Xin nhắc lại rằng, đây là một trăm ba mươi năm trước. Đến nghỉ ở những khách sạn nổi tiếng hơn cả vào thời điểm đó, Simonov khá choáng vì "giá rẻ một cách thần thoại". Nhân đây cần nói thêm, cho đến nay, mức giá khách sạn Sài Gòn và các thành phố khác của Việt Nam vẫn thấp hơn so với mức giá ở Nga. Simonov gọi nhà hát Sài Gòn những năm đó là hay nhất châu Á cả về đoàn kịch và tiết mục, thu hút nhiều khán giả - cả người Pháp và người Việt. Ba buổi tối một tuần, âm nhạc chơi trên các đại lộ và trong khu vườn của bệnh viện dành cho người bệnh. Simonov lấy làm tiếc rằng không có sự chăm sóc như vậy cho người bệnh ở Nga. Nhìn chung, theo quan điểm của du khách Nga, khu vực Pháp của Sài Gòn tỏ ra được bảo dưỡng khá tốt: đường phố râm mát, sạch sẽ, rộng rãi, có hệ thống thoát nước, cấp nước. Tuy nhiên, như ông nhận xét, tại các khu phố Việt, hầu như không ai nghĩ đến tu bổ, mọi thứ vẫn như cũ.
Theo quan điểm của vị lữ khách Nga, một cái sai thời đó là vấn đề dành hỗ trợ y tế cho cư dân địa phương. Lẽ ra cần đào tạo các bác sĩ người Việt, bố trí cho những người tốt nghiệp trường phổ thông được học tập ở các trường chuyên y khoa. Bệnh nhân là cư dân địa phương hẳn sẽ dành sự tin cậy lớn cho những chuyên viên y tế là đồng bào của họ, biết chữ Hán, triết học, lịch sử và lễ nghi địa phương. Những chuyên gia như vậy sẽ ít tốn kém hơn so với các bác sĩ từ Pháp, và họ sẽ gần gũi hơn với mọi người. Kể về những trường học tiếp nhận người Việt, Simonov nhận xét rằng, đáng tiếc là những cơ sở đào tạo này không sẵn sàng tham gia thúc đẩy thương mại, không phát triển doanh nghiệp thực tế. Do đó, hầu hết các giao dịch thương mại đều do người Hoa tiến hành. Họ mua gạo và lương thực từ các làng; họ vừa là nhà cung cấp, vừa là bên trung gian, vừa là người cho vay nặng lãi, vừa là chủ các nhà máy xay xát gạo.

Người Pháp ở Việt Nam

Một phần quan trọng trong tập ghi chép được dành để phân tích chính sách cai trị thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Bác học Nga cho rằng, khi thiết lập một trật tự mới, những kẻ chinh phục Tây phương đã không tính đến thực tế rằng trước họ là một dân tộc bản địa phương Đông, với nề nếp và những thói quen riêng. "Từ 300 năm trước khi Chúa Kitô ra đời, người Việt đã chiến đấu chống Trung Quốc vì nền độc lập của đất nước. Quốc gia tự chủ, còn cư dân là những người yêu nước. Với sự xuất hiện của người Pháp, họ nhìn thấy sự xâm phạm vào tất cả những gì họ yêu quý và tôn trọng. Người Pháp đã bổ nhiệm các quan chức không biết tiếng Việt, coi thường người dân địa phương. Hệ quả đã là cuộc chiến tranh du kích. Và ông kể với độc giả Nga về các cuộc nổi dậy chống Pháp, về sự đàn áp của chính quyền thuộc địa.
Esper Esperovich Ukhtomsky - nhà ngoại giao, nhà phương Đông, nhà báo, nhà thơ, dịch giả người Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
Những trang sử vàng
Cuộc "đổ bộ" lớn nhất của người Nga vào Việt Nam thế kỷ 19

Dự đoán của du khách Nga về tương lai của Việt Nam

Phần cuối trong tập ghi chép của nhà khoa học Nga về Việt Nam là rất thú vị. Gần 130 năm trước, ông đã chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự phồn vinh thịnh vượng của đất nước Việt Nam trong tương lai phải là khai thác than đá, tổ chức các đồn điền trồng chè, cà phê và thuốc lá, phát triển các mỏ quặng. Simonov chỉ không đề cập đến tương lai dầu khí của Vũng Tàu.
Xin nhắc rằng, những nhận xét trên đây là quan sát của nhà khoa học Nga Simonov, người đã ở Việt Nam vài ngày trong năm 1894 và ba tháng trong năm 1897. Theo đánh giá của bạn, những ghi chép của Simonov sau chuyến du ngoạn Việt Nam có đúng không, và quan sát của vị giáo sư Nga đã lầm ở điểm nào?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала