Hàng Việt bị điều tra

© TTXVN - Phan Tuấn AnhTập đoàn Hòa Phát nâng cao chất lượng sản phẩm thép
Tập đoàn Hòa Phát nâng cao chất lượng sản phẩm thép - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Đăng ký
Việc tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực khiến Việt Nam trở thành quốc gia thường xuyên bị kiện chung với một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục trong tầm ngắm bị khởi kiện của các quốc gia nhập khẩu lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Việt Nam thường bị kiện chung với Trung Quốc, Ấn Độ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, đến hết tháng 6 năm 2023, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với 231 vụ việc phòng vệ thương mại do các nước khởi kiện.
Trong đó, có 128 vụ chống bán phá giá (CBPG), 47 vụ tự vệ, 33 vụ chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và 23 chống trợ cấp.
Theo thống kê của nhà chức trách, riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, các nước đã khởi kiện 4 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, giảm nhẹ so với 5 vụ việc trong cùng kỳ của năm 2022.
Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Trịnh Anh Tuấn cho biết: "Cùng với việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, xuất khẩu nhiều mặt hàng của ta đang trên đà tăng trưởng mạnh đồng nghĩa bị đối diện trước các vụ kiện phòng vệ thương mại".
Theo vị lãnh đạo, việc tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực khiến Việt Nam trở thành quốc gia thường xuyên bị kiện chung với một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ là các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn, thường xuyên bị điều tra phòng vệ thương mại hoặc bị nghi ngờ chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với các nước này.
Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn (Chuỗi dự án khí điện Lô B) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2023
Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn của Việt Nam: Nhà đầu tư "bàng hoàng và thất vọng"
Ông Trịnh Anh Tuấn cho biết, các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam đến nay chủ yếu là chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, đến từ các thị trường thường xuyên điều tra phòng vệ thương mại với ta như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc.
Các mặt hàng bị điều tra khá đa dạng, từ các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch vài chục triệu đến tỷ USD. Trong đó, thép, sợi… là những mặt hàng thường xuyên bị điều tra theo xu hướng chung trên thế giới.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ cao trở thành đối tượng bị một số quốc gia tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm kim loại và các sản phẩm kim loại (như các sản phẩm thép, các sản phẩm nhôm, các sản phẩm đồng), ngành cao su và chất dẻo, ngành hóa chất, ngành vật liệu xây dựng, ngành gỗ.
"Đây là những ngành hàng trong thời gian qua có sự tăng trưởng nhanh và các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu nên dễ dẫn đến phát sinh các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại", - nhà chức trách cho biết.

Nỗi lo từ Mỹ

Đặc biệt, thời gian gần đây, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.
Thực tế, Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ, do đó, Hoa Kỳ cũng là quốc gia khởi kiện hàng Việt nhiều nhất trong nửa đầu năm nay. Rõ ràng nhất, có thể thấy, trong 4 vụ việc hàng Việt bị khởi kiện mới thì có đến 3 vụ từ thị trường Mỹ, 1 vụ việc tự vệ của Philippines với vỏ bình gas bằng thép.
Hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 2015 - 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2023
Đã biết nguyên nhân khiến xuất khẩu Việt Nam suy yếu
Theo đại diện Bộ Công Thương, trong năm 2022, Hoa Kỳ đã khởi xướng 11 vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Còn tính đến hết năm 2022, Mỹ đã điều tra 52 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng Việt, chiếm khoảng 23% tổng số vụ việc nước ngoài điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Trịnh Anh Tuấn đánh giá, việc hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với ngày càng nhiều cuộc điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài "là một hệ quả tất yếu" khi xuất khẩu tăng trưởng nhanh và Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến động.
Cục Phòng vệ Thương mại lý giải, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, nhiều mặt hàng xuất khẩu trên đà tăng trưởng mạnh. Cũng vì thế mà hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên nhiều thị trường nước ngoài. Mặt khác, cũng gây áp lực cho các doanh nghiệp nội địa tại thị trường nhập khẩu, buộc Chính phủ của họ phải sử dụng các công cụ phòng vệ đã được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép để bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất trong nước
Mặt khác, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ có những tác động tiêu cực.

Mặt trái của các FTA

Do vậy để tránh bị áp thuế, doanh nghiệp phải bố trí thời gian và nguồn lực để xử lý, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của cơ quan điều tra nước ngoài. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, tình hình khu vực và thế giới 6 tháng cuối năm 2023, sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trong đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ nay đến cuối năm sẽ chậm lại đáng kể do những tác động kéo dài và liên tục của chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như các điều kiện tín dụng hạn chế, khiến xu thế bảo hộ tại nhiều nền kinh tế, khu vực gia tăng.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam tiếp tục thực hiện các Hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế quan trọng tại các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng sẽ khiến sức ép cạnh tranh tại thị trường trong nước gia tăng, xuất hiện một số hành vi lợi dụng xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi bất hợp pháp.
Đá quartz - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2023
Ở Mỹ tiếp tục phàn nàn về một mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
Để ứng phó với những diễn biến phức tạp trong bối cảnh 6 tháng cuối năm, ông Trịnh Anh Tuấn lưu ý, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng.
Trong đó, tập trung ảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý; trao đổi kịp thời với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin cập nhật giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc.
Cục Phòng vệ thương mại cũng tiến hành tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ban đầu thường kéo dài ít nhất là một năm và biện pháp sau đó (nếu được áp dụng) sẽ được rà soát hành chính hàng năm/giữa kỳ hoặc cuối kỳ...
"Vì vậy, Bộ Công Thương vẫn phải tiếp tục phối hợp cùng các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng liên quan chủ động theo dõi các vụ việc, hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được", - ông Trịnh Anh Tuấn khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала