‘Cơn sốt cacao’ toàn cầu: Nông dân Việt Nam liệu có hốt bạc?

© Flickr / Fotos GOVBACacao
Cacao  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Giá cacao trên thị trường thế giới tăng 58,91% trong 3 tháng gần đây do thiếu hụt nguồn cung lớn nhất trong vòng 60 năm qua. Giá cacao giao tháng 5 trên sàn ICE ở Mỹ kết thúc phiên với mức tăng 3,9%, đạt kỷ lục 10.030 USD/tấn.
Là một nước sản xuất cacao lớn thứ 10 trên thế giới, liệu đây có phải là cơ hội cho ngành cacao Việt Nam?

Thiếu hụt nguồn cung

Tình trạng mất mùa ở Tây Phi khi hai quốc gia sản xuất cacao lớn nhất là Bờ Biển Ngà và Ghana đang phải vật lộn với khí hậu khắc nghiệt và dịch bệnh trong nhiều tháng qua.
Cụ thể, Tổ chức Cacao quốc tế (ICCO) cho biết, mưa lớn và bệnh đốm đen trên quả cacao hoành hành tại hai quốc gia nói trên đã gây thiệt hại nghiệm trọng đến sản lượng cacao toàn thế giới. Hậu quả này sẽ tác động trực tiếp tới người tiêu dùng vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2024
Việt Nam lọt Top các nước xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới
ICCO cũng dự báo, nguồn cung cho niên vụ 2023-24 thiếu hụt 374.000 tấn, nhiều hơn 405% so với mức thâm hụt 74.000 tấn trong niên vụ trước. Việc này đẩy giá cacao tăng vọt hơn 200% trong 3 tháng qua từ mức 4.280 USD/tấn vào tháng 12/2023 và hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, khi giá mặt hàng này ở mức 2.902 USD/tấn.
Khan hiếm nguồi cung khiến các nhà sản xuất chocolate ở châu Âu tăng giá bán do phí đầu vào tăng gấp đôi. Đơn cử, năm 2023, Lindt & Sprüngli đã tăng giá chocolate trung bình 10%. Trong khi đó, Tony's Chocolonely báo cáo mức tăng khoảng 7%. Các công ty khác cũng không tránh khỏi xu hướng này.
Vận chuyển hàng hóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Nêu kịch bản lý tưởng cho xuất nhập khẩu Việt Nam
“Cơn sốt cacao” không chỉ tác động đến ngành sản xuất cacao mà còn gia tăng áp lực trên thị trường tài chính, nơi một số nhà giao dịch đã bán hợp đồng cacao tương lai để phòng ngừa rủi ro.
Nếu tình hình tăng giá trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc yêu cầu ký quỹ có thể lất át khả năng thanh toán của một công ty có sức khỏe tài chính lành mạnh. Công ty này sẽ buộc phải dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa để tránh khủng hoảng tiền mặt.
Trong kịch bản đó, lựa chọn duy nhất là đóng các vị thế bán ở bất cứ giá nào mà thị trường yêu cầu. Tuy nhiên, một thị trường rối loạn có thể khiến các công ty thương mại gặp khó khăn, thậm chí phá sản.
Cộng Cà Phê - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2024
Vì sao người Việt thích ăn ngoài, đi cà phê dù kinh tế khó khăn?

Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?

Với diện tích trồng cacao hơn 600.000 ha, sản lượng đạt hơn 1,6 triệu tấn, Việt Nam là nước sản xuất cacao lớn thứ 10 trên thế giới tính đến năm 2023. Tây Nguyên là vùng trồng cacao lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 60% diện tích và sản lượng. Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng là ba tỉnh có diện tích trông cacao lớn nhất.
Được biết, cacao là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2022, xuất khẩu cacao của Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2021. Hà Lan, Mỹ, Bỉ và Đức là các thị trường nhập khẩu cacao lớn của Việt Nam.
Ca cao - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2023
Cacao: Lợi ích sức khỏe, hàm lượng calo, tác hại
Trước tình hình giá cacao thế giới tăng mạnh do khan nguồn cung, giá cacao trong nước cũng theo đà tăng. Chia sẻ với Sputnik, một chuyên gia về xuất nhập khẩu cho biết:

“Diện tích trồng cây cacao tại Việt Nam nếu so với cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê là rất khiêm tốn. Chưa kể hầu hết các diện tích này đều thuộc tư nhân, bà con nông dân tự phát trồng không theo quy hoạch nên sản lượng và chất lượng còn chưa được đồng đều”.

Cà phê hạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Không phải Trung Nguyên, ai mới là “ông trùm” cà phê hoà tan Việt Nam?
Bên cạnh đó, giá dầu thô cũng đang tăng mạnh, khiến chi phí sản xuất sô cô la tăng theo, từ đó làm tăng nhu cầu tiêu thụ ca cao. Dự báo trong thời gian tới, giá ca cao trong nước có thể sẽ tiếp tục tăng, do nhu cầu tiêu thụ cacao vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút.

“Giá cacao thế giới tăng đều thì bà con nông dân Việt Nam được lợi. Tuy nhiên, tăng đột biến như vậy thì chưa thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng. Vì cacao là cây công nghiệp dài ngày, thu hoạch sau 4-5 năm canh tác, không thể vì thấy lợi trước mắt mà chặt bỏ loại cây đang trồng thay thế bằng cây cacao hoặc mở rộng diện tích vùng trồng”, vị chuyên gia trên phân tích.

Sầu riêng, loại trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, mang về 2,2 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2023
Thị trường Trung Quốc hứa hẹn tăng hàng tỷ USD doanh thu cho nông sản Việt
Chuyên gia cho biết thêm, thực chất lợi nhuận về tay nông dân là thấp, chuỗi giá trị manh mún, thiếu công nghệ chế biến sâu là những lực cản chính cho ngành cacao Việt Nam.

“Để phát triển bền vững, ngành ca cao Việt Nam cần tập trung vào tăng cường chế biến sâu ca cao, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng ca cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thứ ba, cần đa dạng hóa thị trường tiêu thụ ca cao, không chỉ tập trung vào thị trường truyền thống”, chuyên gia trên khuyến cáo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала