Trung Quốc chuẩn bị vũ khí mới trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

© AFP 2023 / STRСảng Lianyungang
Сảng Lianyungang - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc, chính sách bảo hộ của Donald Trump và quan hệ Trung-Nhật đang ấm lên là những yếu tố có thể đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Đó là ý kiến của các chuyên gia mà Sputnik đã phỏng vấn khi bình luận tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sin về kết quả  thỏa thuận đạt được trong kỳ đàm phán thương mại tuần trước theo những điểm chủ chốt của thỏa thuận về RCEP trong tương lai.

© AFP 2023 / Roslan RahmanBộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sin
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sin  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sin

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc không nhượng bộ quyền lợi quốc gia trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Tuyên bố này của Bộ trưởng đã tạo cơ sở cho một số nhà quan sát đề cập đến khả năng ký kết tài liệu này vào tháng 11 tại Singapore trong khuôn khổ  các cuộc họp của hội nghị thượng đỉnh ASEAN và đối tác đối thoại. 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, New Zealand và Hàn Quốc đang đàm phán thỏa thuận này. Dân số của nhóm nước này chiếm khoảng một nửa dân số thế giới, trên lãnh thổ của họ, một phần ba GDP toàn cầu được tạo ra.

Trung Quốc tích cực hỗ trợ nỗ lực của các đối tác trong việc hình thành cơ chế thương mại tự do khu vực mới. Trong khi đó, những cuộc cuộc đàm phán  kéo dài hàng năm diễn ra rất khó khăn vì sự chưa sẵn sàng mở cửa thị trường của từng quốc gia đối với hàng hóa nước ngoài, với dịch vụ và đầu tư, như Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế thế giới thuộc Viện vấn đề quốc tế đương đại của Trung Quốc Chen Fengying cho biết. Tuy nhiên, chính sách của chính quyền Mỹ hiện nay đang thúc đẩy các nước tham gia đàm phán  thực hiện các bước kiên quyết  hơn nữa để giảm rào cản thương mại vì lợi ích hội nhập khu vực, chuyên gia cho biết thêm ý kiến:

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Nhà kinh tế dự báo khi nào Mỹ và Trung Quốc cảm nhận tác động cuộc chiến thương mại

Thay đổi bầu không khí bên ngoài xung quanh các cuộc đàm phán có thể là một trong những lý do để xúc tiến thảo luận. Tình hình bên ngoài là tất cả phải đối mặt với tính đơn phương một mặt trong chính sách của Trump. Điều này không chỉ áp dụng đối với Trung Quốc, trên thực tế — đây là một vấn đề chung phổ biến. Với việc một năm trước đây, Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi TPP, tính đa phương trong thương mại đã không còn phù hợp với Washington. Chủ nghĩa đơn phương gây ra áp lực mạnh mẽ  đối với từng quốc gia, kể cả Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, làm thế nào để thương lượng với Mỹ là cả một vấn đề. Tôi cho rằng chúng ta đã quá muộn để hội nhập. Để thay đổi tình hình, tôi nghĩ, chúng ta nên từ bỏ những quyền lợi hẹp hòi, những quyền lợi cục bộ nhỏ vì  lợi ích của việc nhận thức tầm cực quan trọng của nền kinh tế khu vực. Tôi gọi đây là địa kinh tế. Nó rất quan trọng. Tôi tin rằng bước đột phá có thể đạt được vào đầu năm tới. Trump chỉ theo đuổi mục tiêu của mình, vậy tại sao, chúng ta, ở châu Á không thể  có trung tâm phát triển kinh tế của riêng mình? Tôi tin rằng chúng ta phải di chuyển theo hướng này, điều này sẽ cho phép chúng ta  thiết lập RCEP vào năm tới.

Cuộc chiến thương mại  của Mỹ đang đẩy Trung Quốc đến hướng hội nhập tích cực hơn với các đối tác châu Á và thúc đẩy đàm phán trong khuôn khổ RCEP, theo chuyên gia MGIMO Ekaterina Arapova:

Сontainer - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại – Việt Nam đứng bên nào?

Về nguyên tắc, tất cả các hành động gần đây của chính quyền Mỹ, trong đó có cuộc chiến  trừng phạt chống lại Nga và  việc Hoa Kỳ rút  khỏi TPP trước hết cho thấy rằng: hệ thống quy định thương mại toàn cầu hiện tại với WTO đứng đầu trên thực tế không thực hiện đầy đủ chức năng của nó. Trong những điều kiện này, những người chơi khác, đặc biệt là các nước lớn như Trung Quốc, đang lo ngại về sự hỗn loạn đang thống soái ngày hôm nay trong hệ thống thương mại thế giới. Do đó, họ đang cố gắng tìm một số cơ chế thay thế cho quy định thương mại toàn cầu hoặc khu vực.

Chuyên gia lưu ý rằng sự nóng lên của các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng là một động lực mạnh mẽ cho các cuộc đàm phán về RCEP. Do Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản đã đánh mất triển vọng lớn. Tokyo dự định sẽ sử dụng rộng rãi thị trường Mỹ trong khuôn khổ TPP, hy vọng sẽ giải quyết được một số vấn đề nội bộ của mình  bằng một yếu tố bên ngoài. Bây giờ Nhật Bản buộc phải tìm kiếm các thị trường hàm chứa, rộng lớn, và ở đây, Trung Quốc là ứng cử viên đầu tiên. Và nó sẽ thúc giục Nhật Bản tìm kiếm các thỏa hiệp và các giải pháp có thể chấp nhận lẫn nhau trong các cuộc đàm phán về RCEP,  Ekaterina Arapova bày tỏ ý kiến.

Các nhà quan sát tin rằng bất kỳ tiến bộ nào trong việc thành lập cơ chế mới hội nhập khu vực sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế thứ hai và thứ ba trên thế giới, cũng như sự hợp tác của các nước này với Hàn Quốc. Nhiều người cho rằng chính sách của Mỹ đã buộc Nhật Bản phải vượt qua sự thụ động trong các cuộc đàm phán về RCEP hướng đến sự hỗ trợ dự án tích cực được thúc đẩy bởi Trung Quốc. Vào tháng Bảy, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi sớm ký kết thỏa thuận về RCEP, ông lưu ý rằng châu Á phải đoàn kết, vì xuất hiện những lo ngại trước hiện tượng chủ nghĩa bảo hộ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала