Đức kêu gọi đối thoại với Nga về tình hình khí đốt

© AFP 2023 / John MacdougallNgười Đức thấy Nga là đối tác có giá hơn Mỹ
Người Đức thấy Nga là đối tác có giá hơn Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Đồng chủ tịch đảng Liên minh 90/Đảng Xanh ông Robert Habeck trên sóng kênh truyền hình ARD mới kêu gọi chính phủ Đức hiện tại thảo luận với Nga về tình hình thị trường khí đốt ở châu Âu.
Theo ông, hiện nay "nhu cầu về năng lượng xanh đang cao". Đồng thời diễn ra đối thoại trên truyền hình đổ lỗi cho Moskva về nguyên nhân làm tăng giá khí đốt trên thị trường châu Âu.
"Chúng ta đang lệ thuộc vào Nga, Nga hạn chế nguồn cung cấp khí đốt. Các kho chứa chưa đầy. Chính phủ nên đối thoại với Nga càng sớm càng tốt để thay đổi tình hình", - ông Habeck nói.
Đồng thời, chính trị gia Đức tuyên bố rằng đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2” của Nga hiện vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

“Dòng chảy phương Bắc 2” vẫn chưa thể xin được giấy phép hoạt động. Nga có vẻ đang chơi một ván bài với chúng ta. Đây là một vấn đề về chính sách đối ngoại mà chính phủ hiện tại ít ra có thể thảo luận", - ông kết luận.

Trước đó, Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Đông Đức Michael Harms nói rằng Nga không thể kích động việc tăng giá khí đốt ở châu Âu. Ông cũng không nhất trí với những tuyên bố cho rằng Moskva đã đe dọa để ép Berlin và Ủy ban châu Âu để đẩy nhanh quá trình vận hành "Dòng chảy phương Bắc - 2".
Khai thác dầu mỏ tại Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Người Anh dự đoán ở châu Âu sẽ xảy ra ẩu đả để tranh giành khí đốt của Nga
Trước đó ít lâu Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính khiến giá nhiên liệu xanh tăng mạnh là do những khiếm khuyết mang tính hệ thống của hệ thống năng lượng ở Liên minh châu Âu.
Trong những tháng gần đây, giá khí đốt giao sau ở châu Âu đã tăng hơn gấp đôi. Mới tháng 8 vừa rồi giá hầu như không vượt quá 500 USD. Vào ngày 6 tháng 10 khí đốt đã lên tới mức giá cao nhất từ trước tới nay là 1.937 USD cho một nghìn mét khối, sau đó có giảm nhưng vẫn ở trên mốc 1.000 USD.
Các chuyên gia nêu ra các yếu tố sau là tiền đề dẫn đến tình hình hiện nay: khả năng lưu trữ ở lục địa châu Âu thấp, nguồn cung hạn chế từ các nhà cung cấp và nhu cầu cao về khí tự nhiên hóa lỏng ở châu Á.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала