Đảng viên Việt Nam không được biểu tình, nhập quốc tịch nước ngoài, tham nhũng

© Ảnh : Trí Dũng –TTXVNQuang cảnh phiên bế mạc Hội nghị
Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Đăng ký
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không được phép làm những gì theo Quy định số 37-QĐ/TW mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành?
Quy định số 37 năm 2021, so với Quy định số 47 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có một số thay đổi, bổ sung nhằm tăng cường tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng.

19 điều Đảng viên Việt Nam không được làm

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm.
Theo đó, điều này là nhằm để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, không cho lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp mặt - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
Bộ Chính trị gặp mặt các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương Đảng khóa XII
Theo đó, Đảng viên Việt Nam nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
Các Đảng viên không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
“Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không được phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, quy định 37 khẳng định.
Đảng viên không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng.
Điều thứ 4 trong quy định 37 nêu rõ Đảng viên không được cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những thông tin, quan điểm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đảng viên không được viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác viết, nói, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, bài nói, phỏng vấn, hồi ký, phim, ảnh không đúng quy định đương nhiên bị cấm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của toàn Đảng, toàn dân để hoàn tất các văn kiện và nhất trí cao nhân sự trình Đại hội XIII của Đảng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2021
Đại hội Đảng XIII: Tiêu chí nào để một Ủy viên được lựa chọn là “Trường hợp đặc biệt”?
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không được tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt; cùng người khác viết, ký tên trong đơn tố cáo; viết đơn tố cáo giấy tên, mạo tên. Gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Các hành vi như đe doạ, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo cũng bị cấm triệt để.
Điều thứ 7 trong quy định 37 nêu rõ Đảng viên không được tổ chức, tham gia các tổ chức, hội trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
“Đảng viên Việt Nam không được tham gia biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự, an ninh”, quy định 37 nhấn mạnh.
Cùng với đó, là Đảng viên, cán bộ không được tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng, Nhà nước để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với tổ chức, cá nhân.
Bất cứ thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam nào cũng không được phép báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
“Đảng viên không được phép sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định”, quy định 37 lưu ý.
Đảng viên không được phép chủ trì, tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện không đúng quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước.
Điều 11 gây nhiều chú ý. Theo đó, Đảng viên không được phép vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật khi thực hiện nhiệm vụ; thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân do mình trực tiếp quản lý xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác.
Không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Can thiệp, tác động hoặc để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng) và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi. Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Việt Nam: Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực thêm quyền hạn mới
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam bị cấm có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động dưới mọi hình thức đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.
Điều 13 quy định 37 nêu rõ, Đảng viên không được can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.
“Đảng viên không được tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới, hối lộ dưới mọi hình thức; tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật”, quy định 37 nhấn mạnh.
Cùng với đó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam bị cấm tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
Các hành vi không thực hành tiết kiệm, để xảy ra thất thoát, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công trái quy định đặc biệt bị cấm.
Để tránh thất thoát ngân sách công, Điều 17 quy định rõ Đảng viên không được can thiệp, tác động để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng), bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.
Đặc biệt, Đảng viên Việt Nam không được tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các chất ma tuý; sử dụng rượu, bia không đúng quy định hoặc đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác. Tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm mục đích vụ lợi.
“Đảng viên không được thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội; có hành vi bạo lực trong gia đình; vi phạm chính sách dân số; sống chung với người khác như vợ chồng, vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài”, Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ.
Cuối cùng, các thành phần trong Đảng Cộng sản Việt Nam không được mê tín, hoạt động mê tín; ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi.

Chặn tham nhũng, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh

Quy định 37 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng vừa ký có một số điều chỉnh, bổ sung đáng chú ý so với quy định cũ (Quy định số 47 năm 2011).
Theo đó, quy định mới thay đổi thứ tự một số điều theo thứ tự từ 1 đến 19 của quy định cũ. Trong đó, quy định Đảng viên không được “không chấp hành” hay không được “tự ứng cử, nhận đề cử” khi chưa được tổ chức Đảng có thẩm quyền cho phép được đưa từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2.
Quy định mới cũng bổ sung thêm một số quy định mới về những điều đảng viên không được làm. Chẳng hạn, điều thứ 3 là không được “phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyển quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2021
Tuyên bố đanh thép của ông Nguyễn Phú Trọng về tham nhũng ở Việt Nam
Điều thứ 13 cũng là quy định hoàn toàn mới so với quy định cũ số 47. Theo đó, quy định, đảng viên không được “can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác”.
Quy định 37 mới đây cũng bổ sung thêm quy định, đảng viên không được “lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước” tại điều 11.
Ngoài ra, quy định 37 cũng bổ sung một số hành vi mới yêu cầu đảng viên không được làm, trong đó đáng chú ý như Không được “đe doạ, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý” (Điều 6); Không được “sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định” (Điều 9); Không được “có hành vi chạy chức chạy quyền”, “tham ô” hay “thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội”…
Những điều chỉnh này cho thấy, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch và vững mạnh đội ngũ của Đảng ngày càng được chấn chỉnh, tập trung, mạnh mẽ hơn.
Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2021.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала