Dầu khí, năng lượng, vũ khí, Việt Nam và Nga “rất cần nhau”

© Ảnh : City portal 'Vtomske'/Dmitriy KandinskiyQuốc kỳ Việt Nam và Nga
Quốc kỳ Việt Nam và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Đăng ký
Việt Nam là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp Liên bang Nga nhờ nền chính trị ổn định, môi trường đầu tư lành mạnh, cơ chế mở, vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga ngày càng sâu sắc. Lĩnh vực kinh tế thương mại đầu tư tiếp tục ghi nhận những chuyển biến tích cực, đặc biệt là hợp tác về dầu khí năng lượng và quân sự - quốc phòng.

Tham vấn song phương Bộ Ngoại giao Việt Nam và Liên bang Nga

Bộ Ngoại giao Việt Nam và Liên bang Nga vừa tổ chức Tham vấn song phương cấp Cục/Vụ trưởng giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Liên bang Nga, cùng Tọa đàm mở rộng xúc tiến, thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga.
Tham vấn được tổ chức nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, gắn kết mối thân tình và tiềm năng phát triển giữa các địa phương hai nước, mở rộng những lĩnh vực hợp tác song phương dựa trên những thành tựu đã đạt được.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2021
Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược toàn diện
Sự kiện được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Về phía Nga, Vụ trưởng Vụ Quan hệ với các chủ thể Liên bang, Quốc hội và các liên kết xã hội ông Grigoriev Semyon Vyacheslavovich, một số đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich cùng cán bộ đại diện Đại sứ quán.
Về phía Việt Nam dự tham vấn có Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Trần Thanh Huân, đại diện lãnh đạo Vụ châu Âu và Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.
Phát biểu tại cuộc tham vấn giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Liên bang Nga, Cục trưởng Trần Thanh Huân cho biết, năm 2021 là một thời điểm rất ý nghĩa khi hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về công tác kiểm điểm tình hình hợp tác cấp địa phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Đồng thời, Cục trưởng Trần Thanh Huân cũng kiến nghị một số vấn đề, nội dung nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương cấp địa phương của Việt Nam và Nga.
Vụ trưởng Vụ Quan hệ với các chủ thể Liên bang, Quốc hội và các liên kết xã hội ông Grigoriev Semyon Vyacheslavovich đánh giá tham vấn cấp Cục/Vụ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao là một bước đi rất quan trọng trên cơ sở vai trò ngày càng tăng của các địa phương ở Liên bang Nga trong các mối quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại.
Tại cuộc tham vấn, đại diện Bộ Ngoại giao Liên bang Nga đã cung cấp bức tranh tổng quan về công tác điều phối quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại cấp địa phương của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga thời gian qua, cùng những thông tin sâu sắc và nhiều kinh nghiệm bổ ích.
Ông Grigoriev Semyon Vyacheslavovich cũng đề xuất biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương cấp địa phương giữa hai nước trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc tham vấn, Đại sứ Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich đánh giá cao những nỗ lực thúc đẩy quan hệ cấp địa phương hai nước trong suốt thời gian qua.
Đại sứ cùng Bộ Ngoại giao Nga cũng ghi nhận những kiến nghị đề xuất để phối hợp triển khai, tăng cường kết nối và phát triển quan hệ cấp địa phương của Nga và Việt Nam.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của doanh nghiệp Nga

Chiều 27/10, cuộc tọa đàm mở rộng xúc tiến, thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga đã diễn ra.
Tọa đàm được phối hợp tổ chức với sự tham dự của đại diện lãnh đạo 19 tỉnh/ thành phố Việt Nam và 9 nước cộng hòa, tỉnh/ thành phố/vùng thuộc Liên bang Nga, cùng nhiều doanh nghiệp tiêu biểu quan trọng trong hợp tác song phương Việt – Nga như Công ty cổ phần Zarubezhneft và Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.
Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Chuyển đổi số: Chìa khóa quan trọng trong hoạt động giao thương Việt Nam - Liên bang Nga
Phát biểu mở đầu, người đứng đầu Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Trần Thanh Huân cho rằng, tiềm năng hợp tác giữa các địa phương hai nước còn rất lớn.
Theo ông Trần Thanh Huân, các tỉnh/thành của Việt Nam mong muốn giao lưu, trao đổi với các địa phương của Nga nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa hai bên, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trong tương lai, đặc biệt là sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
“Bên cạnh đó, các địa phương Việt Nam đã và đang là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp Liên bang Nga nhờ môi trường đầu tư lành mạnh, cơ chế thông suốt, vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á”, Cục trưởng Trần Thanh Huân nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định đây là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp Nga hiểu biết thêm về các địa phương Việt Nam, tạo tiền đề cho hoạt động hợp tác cụ thể hiện tại và trong thời gian sắp tới.
Về phần mình, đại diện các địa phương/ vùng/ thành phố của Liên bang Nga từ Cộng hòa Sakha (còn được gọi là Yakutia), vùng Zabaykalsky Krai, tỉnh Amur, tỉnh Vologod và thành phố Saint Petersburg đã chia sẻ các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác với Việt Nam thời gian tới.
Trong đó, các địa phương của Nga muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh/thành phố “anh em” của Việt Nam về các lĩnh vực như chế biến gỗ, y tế, dược phẩm, thực phẩm sạch, nông thủy sản…
Phát biểu tại cuộc tọa đàm về tiềm năng tăng cường hợp tác giữa các địa phương, Vụ trưởng Vụ Quan hệ với các chủ thể Liên bang, Quốc hội và các liên kết xã hội ông Grigoriev Semyon Vyacheslavovich nêu rõ, sự kiện này có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển quan hệ hợp tác của các địa phương hai nước.
“Những kết quả làm việc của Tọa đàm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác trong tương lai”, đại diện Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ.
Vụ trưởng Grigoriev cũng đồng thời cam kết sẽ chuyển tất cả các ý kiến đề xuất của Bộ Ngoại giao và các địa phương Việt Nam tới Bộ Ngoại giao và các chủ thể Liên bang Nga. Hai bên sẽ nỗ lực cao nhất nhằm tận dụng tốt các tiềm năng của hai bên để đưa quan hệ cấp địa phương hai nước lên tầm cao mới.
Xuyên suốt buổi tọa đàm đã có những trao đổi cụ thể, chi tiết, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của cả hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
Đáng chú ý, đại diện lãnh đạo các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế và Vĩnh Phúc đã giới thiệu về các lợi thế của địa phương và đề xuất kết nối với một số địa phương Nga.
Các tỉnh/thành phố của Việt Nam bày tỏ mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực thương mại – đầu tư, công nghiệp, công nghệ thông tin, dịch vụ du lịch, nông nghiệp…

Thúc đẩy thương mại đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga

Việt Nam và Nga đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và nâng mối quan hệ giữa Hà Nội và Moskva lên tầm Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2012, mở đường cho việc tăng cường quan hệ kinh tế.
Tiếp đó, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực vào tháng 10/2016 đã nâng quan hệ kinh tế và thương mại lên một tầm cao mới.
Cuộc họp báo của Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Không gì có thể thách thức hợp tác với Liên bang Nga trong ngành dầu khí
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2018 trong khi xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam tăng hơn gấp đôi. Tổng giá trị xuất khẩu sang Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đứng đầu 2,44 tỷ USD - tăng 12,8%. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2020 đạt 5,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2019.
Dù xa xôi cách trở về mặt địa lý, nhưng cơ hội kinh doanh giữa Việt Nam và Liên bang Nga ngày càng tăng. Thống kê từ cơ quan chức năng hai nước cho thấy, Liên bang Nga đứng thứ 24 trong số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 123 dự án đăng ký - chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí.
Tổng vốn đăng ký của các dự án này là 932 triệu USD. Công ty điện tử lớn nhất của Nga, Rostec là một trong những nhà đầu tư lớn nhất và lâu đời nhất của Nga tại Việt Nam, cung cấp về kỹ thuật và công nghệ quân sự.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Rostec đã và đang mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực dân sự khác như chăm sóc sức khỏe, ô tô, công nghệ nông nghiệp cùng nhiều lĩnh vực khác. Tỷ trọng của các sản phẩm dân dụng trong tổng doanh thu của Rostec dự kiến sẽ vượt quá 50% vào năm 2025 tại Việt Nam.
Theo cơ quan Hải quan hai nước, các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang Việt Nam bao gồm cây ngũ cốc, sản phẩm lương thực, nguyên liệu khoáng sản và kim loại.
Đặc biệt, Liên bang Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự lớn nhất cho Việt Nam - trang bị những vũ khí công nghệ cao hiện đại phục vụ an ninh, quốc phòng, đảm bảo chủ quyền đất nước.
Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu chính sang Nga các sản phẩm chủ lực như kỹ thuật điện, điện thoại di động, hàng dệt may, thực phẩm, đồ uống, cà phê, nhiều mặt hàng nông sản.
Hợp tác dầu khí – năng lượng là trụ cột quan trọng nhất trong số các trụ cột trong quan hệ kinh tế Nga-Việt. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp, thực phẩm và du lịch cũng ngày càng trở nên quan trọng trong mối quan hệ kinh tế thương mại song phương của hai nước.

Hợp tác dầu khí năng lượng vẫn là trụ cột quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, Việt Nam có 22 dự án đầu tư sang Nga, trị giá gần 3 tỷ USD.
Đáng chú ý, một trong những dự án đầu tư lớn nhất và đáng chú ý nhất của Việt Nam tại Liên bang Nga trị giá 2,7 tỷ USD Mỹ thuộc về Tập đoàn TH vào các trang trại bò sữa ở vùng Primorye của nữ doanh nhân quyền lực Thái Hương.
Không chỉ là trụ cột, lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tiếp tục là biểu tượng của hợp tác kinh tế Việt - Nga. Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro là công ty lớn thứ tám ở Việt Nam và sản xuất một phần ba lượng dầu của cả nước, theo Bộ Công Thương.
Cuộc gặp giữa Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thương viên Nga) Konstantin Kosachev và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam quan tâm phát triển quan hệ với Liên bang Nga trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh
Thời gian qua, các nhà lãnh đạo ở cả hai nước đang khuyến khích thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam và Liên bang Nga.
Tập đoàn Novatek, nhà sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất của Nga, đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận để phát triển một dự án sản xuất năng lượng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng trọng tải thấp) tích hợp tại Việt Nam.
Chưa kể những tập đoàn dầu khí lớn hàng đầu của Liên bang Nga như Gazprom và Rosneft cũng dự kiến ​​sẽ tham gia vào nhiều dự án nữa ở thềm lục địa của Việt Nam vào năm 2030.
Không thể bỏ qua thực tế rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang thúc đẩy nhu cầu năng lượng, đặc biệt là than, dầu và khí đốt. Ngoài ra, nhu cầu trong lĩnh vực điện đã tăng 13% kể từ năm 2000 và dự kiến ​​sẽ tăng ở mức 8% đến năm 2030.
Lưu ý đến thực tế này, các nhà đầu tư từ Nga, một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và là nơi sản xuất than lớn thứ hai dự trữ trên thế giới, sẽ hướng đến lợi nhuận khi cung cấp cho thị trường Việt Nam đang phát triển hết sức mạnh mẽ, nhanh chóng, năng động.
Hàng hóa thực phẩm, các sản phẩm xuất khẩu chính từ Nga vào Việt Nam bao gồm bánh kẹo, sữa bột, ngũ cốc, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, rượu, dầu ăn và các loại khác.
Theo Trung tâm Xuất khẩu của Nga tại Việt Nam, ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp của Nga đang tiến vào thị trường nội địa của Việt Nam. Dầu hướng dương, hạt thông, quả óc chó và ngũ cốc là một trong những sản phẩm Nga được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Liên bang Nga Gennady Bezdetko - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2021
Quan hệ với Liên Bang Nga luôn được Việt Nam coi trọng
Ngoài ra, Liên bang Nga là nhà cung cấp lúa mì hàng đầu cho Việt Nam trong khi Việt Nam là nước mua lúa mì lớn thứ tư của Nga. Thịt heo của Liên bang Nga cũng tăng xuất khẩu vào thị trường Đông Nam Á này. Năm 2020, Nga trở thành nhà cung cấp thịt heo lớn nhất cho Việt Nam cả về khối lượng lẫn giá trị.
Như Sputnik đã thông tin, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga ngày càng sâu sắc, tốt đẹp, với nhiều thành tựu hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau từ chính trị ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư đến quân sự - quốc phòng, an ninh, giáo dục, văn hóa.
Đặc biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga thời gian tới. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, hiện tại, các cơ quan hữu quan của hai nước đang tiếp tục trao đổi, phối hợp để thu xếp thời gian, chương trình chuyến thăm của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала