Tuyên bố chung Việt-Nga: Những điểm đặc sắc và mới

© Sputnik / Dmitry Astakhov / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M.Mishustin tiếp Chủ tịch nước Việt Nam N. S. Fuk
Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M.Mishustin tiếp Chủ tịch nước Việt Nam N. S. Fuk - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2021
Đăng ký
Đó không phải là một tuyên bố chung thông thường như trong các chuyến thăm ngoại giao khác mà là “Tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga”. Với tên gọi này, văn kiện hết sức cụ thể, chi tiết định hình cho quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện lâu dài.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa có chuyến thăm nhà nước chính thức tới Liên bang Nga, kéo dài từ 29/11 đến 2/12. Chuyến thăm này là một trong những điểm nhấn quan trọng trong chương trình nghị sự song phương năm 2021. Theo đánh giá chung, chuyến thăm đã đạt được những thành tựu đặc biệt, hơn nữa đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người Nga.
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia về quan hệ Việt-Nga về kết quả chuyến thăm.

“Cuộc hội đàm marathon” kéo dài 3 giờ 45 phút

Sputnik: Theo đánh giá của ông thì chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch nước Việt Nam có những điểm gì đặc sắc và mới?
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia về quan hệ Việt-Nga
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga trong 4 ngày qua của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là chuyến thăm có lịch trình hoạt động dày đặc chưa từng có của một nguyên thủ quốc gia Việt Nam tới xứ sở “Bạch Dương”. Chúng ta chỉ cần đọc tin về các sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm là thấy rõ điều đó. Chuyến thăm và làm việc tại Nga lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đạt được những kết quả có thể nói là vượt lên trên sự mong đợi của lãnh đạo và nhân dân hai nước với nhiều điểm mới và đặc sắc.
© Sputnik / Mikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhNhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm tại Moskva
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm tại Moskva
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2021
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm tại Moskva
Đầu tiên, có thể kể đến “cuộc hội đàm marathon” kéo dài 3 giờ 45 phút giữa Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Đây là cuộc hội đàm lịch sử thứ hai trong năm 2021 của tổng thống Vladimir Putin và là cuộc hội đàm lịch sử thứ ba được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong năm 2021. Nếu như “cuộc hội đàm marathon” Nga-Mỹ hồi tháng 7/2021 ở Genève cũng như cuộc hội đàm trực tuyến Trung-Mỹ hồi tháng 11 vừa qua hầu như không đạt được một kết quả đáng kể nào ngoài việc các bên hứa hẹn kiềm chế thì cuộc hội đàm giữa “đồng chí Vladimir Putin” và “đồng chí Nguyễn Xuân Phúc” đã đưa đến kết quả trực tiếp là một bản tuyên bố chung rất quan trọng đã được ký kết. Đây là hình thức cao nhất của một văn kiện ngoại giao song phương, cao hơn các hình thức thông cáo chung và thông cáo báo chí; thể hiện sự nhất trí rất cao của hai bên về các thỏa thuận đã đạt được, như người ta thường nói là “chắc như đinh đóng cột.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2021
Sáng lên chân dung bạn bè tin cậy và đối tác chiến lược của Nga ở châu Á

7 điểm mới của “Tuyên bố chung Việt – Nga”

Sputnik: Những điểm đặc sắc và mới của “Tuyên bố chung” được thể hiện ở những khía cạnh nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia về quan hệ Việt-Nga
Điểm đặc sắc thứ hai của chuyến thăm này chính là điểm đặc sắc liên quan tới tên gọi của “Tuyên bố chung”. Đó không phải là một tuyên bố chung thông thường như các chuyến thăm ngoại giao khác mà là “Tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga”. Với tên gọi này, đây là một văn kiện hết sức cụ thể, chi tiết để định hình cho quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong cả một thập kỷ tới trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, bao gồm cả y tế và chăm sóc sức khỏe,v.v… Văn kiện này đã khẳng định, nâng tầm, mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước được khởi nguồn từ quan hệ Việt Nam – Liên Xô trước đây, được đánh dấu bằng sự tiếp nối bởi “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt-Nga” năm 1994 và nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện năm 2012.
Điểm mới thứ hai trong văn kiện ngoại giao quan trọng này là ngoài việc “Hai bên ủng hộ hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới, tính đến lợi ích của nhau trong hợp tác song phương và trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và quốc tế. Việt Nam và Liên bang Nga không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có các hành động phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích cơ bản của nhau” thì hai bên đã cam kết rằng “Việc phát triển quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba khác”. Điều này có nghĩa là ngoài quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, Việt Nam vẫn có thể duy trì và phát triển các quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia khác, ngay cả khi các quốc gia đó là đối thủ cạnh tranh của Nga và ngược lại Nga cũng sẽ ứng xử như vậy trong các quan hệ ngoại giao của mình. Điều này cũng khẳng định xu thế hòa bình, hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, lấy đối thoại thay cho đối đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đặt hoa tại mộ Chiến sĩ vô danh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
Những ấn tượng được ghi nhớ qua chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam tới Matxcơva
Điểm mới thứ ba trong tuyên bố chung giữa hai bên là việc định hình quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên trên mỗi lĩnh vực chính trị và ngoại giao, quốc phòng và an ninh, kinh tế và công nghệ, y tế và chăm sóc sức khỏe, văn hóa và nghệ thuật, giáo dục và đào tạo.v.v… đều được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ tương đối cụ thể để các cơ quan chức năng của hai bên có thể theo đó, triển khai các thỏa thuận chi tiết hơn.
Điểm mới thứ tư là trong tuyên bố chung, hai bên đề cập chi tiết tới an ninh thông tin và an ninh mạng, một lĩnh vực an ninh phi truyền thống mới xuất hiện. Theo đó, hai bên cam kết “tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện trong lĩnh vực an ninh thông tin quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố chung giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin về hợp tác trên lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế, được thông qua ngày 10/11/2017 và Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam-Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế ngày 6/9/2018 về ngăn chặn sử dụng công nghệ thông tin truyền thông nhằm phá hoại, xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các hành động khác nhằm cản trở hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế”.
© Sputnik / Mikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhNhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm tại Moskva
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm tại Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2021
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm tại Moskva
Điểm mới thứ năm là lần đầu tiên, hợp tác kinh tế Việt – Nga được coi là trụ cột quan trọng trong đối tác chiến lược toàn diện giữa hai bên, trong đó, hợp tác trên lĩnh vực dầu khí là “trụ cột của trụ cột”. Để định hướng cho việc củng cố và phát triển trụ cột này, tuyên bố chung của hai bên đã đề ra 9 nhiệm vụ cụ thể, bao trùm lên hầu hết những lĩnh vực quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai bên, từ triển khai Hiệp định FTA giữa Việt Nam và khối kinh tế EAEU đến đầu tư hạ tầng điện năng, công nghiệp, khai khoáng, công nghệ cao, giao thông vận tải, nông-lâm nghiệp…; từ hiện đại hóa, nâng cấp, mở rộng các cơ sở công nghiệp dầu khí đến bảo đảm cung cấp năng lượng dầu khí và hợp tác khai thác với bên thứ ba trong khuôn khổ luật pháp quốc tế; từ các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất nông sản, hải sản đến hợp tác trong lĩnh vực tài chính-tín dụng,v.v…
Điểm mới thứ sáu là trên một số lĩnh vực hợp tác quan trọng, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban liên chính phủ đã được thành lập từ nhiều năm qua, hai bên đều nhất trí thành lập một số tổ công tác cấp cao để nhanh chóng tìm giải pháp tháo gỡ các vướng mắc nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển như “Tổ công tác cấp cao Việt-Nga về các dự án đầu tư ưu tiên”, “Tổ công tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga về pháp luật”…
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Việt Nam ký Thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật-quân sự của hai nước
Điểm mới thứ bảy là văn kiện đã đề cập rất sâu rộng đến vai trò của ASEAN trong quan hệ với Liên bang Nga cũng như vai trò của ASEAN với thế giới trên tư cách Nga là một trong các đối tác chiến lược của ASEAN. Có thể nói rằng, với 6 đề mục nhỏ của mục thứ 7 trong tuyên bố chung, Liên bang Nga đã thông qua tuyên bố này để nêu rõ quan điểm của mình với mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với ASEAN trên cơ sở Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN-Nga lần thứ 4 về xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và bền vững được thông qua ngày 28/10/2021. Nói cách khác, với vai trò dẫn dắt của mình, Việt Nam đã góp phần nâng cấp quan hệ Nga-ASEAN lên một tầm cao mới; và việc nâng cấp cũng như làm sâu sắc hơn quan hệ Nga-ASEAN sẽ tiếp diễn thuận lợi hơn trong 10 năm tới. Điều này hoàn toàn phù hợp với ý kiến của tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông coi Việt Nam là đối tác quan trọng và thân thiết của Nga ở Châu Á-Thái Bình Dương đồng thời coi Việt Nam là đối tác chiến lược hàng đầu của Nga tại khu vực Đông Nam Á.

Dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực hợp tác kinh tế

Sputnik: Nói về những điểm mới trong chuyến thăm này, không thể không đề cập tới việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp kiến chân tình một loạt các lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Nga. Ông có đánh giá gì về điều này?
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia về quan hệ Việt-Nga
Trong các chuyến đi thăm của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam tới Nga trước đây, dư luận thường chỉ chú ý đến sự hợp tác giữa hai bên trên hai lĩnh vực quan trọng là quân sự quốc phòng và văn hóa giáo dục. Tuy nhiên, chuyến đi thăm và làm việc tại Nga lần này của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã để lại dấu ấn hết sức quan trọng trên lĩnh vực hợp tác kinh tế.
Nếu như trong cuộc hội đàm giữa Phó thủ tướng Lê Văn Thành và Phó thủ tướng Dmitry Chernyshenko, hai bên chỉ điểm lại những kết quả đã đạt được trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 23 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, được tổ chức trực tuyến vào cuối tháng 10 vừa qua và chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí, văn hóa, y tế… thì ngày hôm sau, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp một loạt lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu của Liên bang Nga.
Đó là ngài Kirill Dmitriev, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga; ngài Vladimir Yevtushenkov, Chủ tịch tập đoàn Systema đang hợp tác với Tập đoàn T&T của Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm và thiết bị y tế cũng như hợp tác mở rộng trên các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp… Đó là ngài Victor Linnik, Chủ tịch tập đoàn Miratorg hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và hiện đang là một trong các nhà xuất khẩu thịt hàng đầu vào thị trường Việt Nam.
Và dĩ nhiên, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc không thể bỏ qua việc đón tiếp và đàm đạo với lãnh đạo 3 doanh nghiệp dầu khí hàng đầu của Nga. Tập đoàn Gazprom do bà Yelena Burmistrova, Phó chủ tịch làm đại diện. Tổng công ty Novatek, đơn vị đối tác chiến lược của PV Power do ngài Leonid Mikhensol đứng đầu. Cuối cùng, không thể không kể đến Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Zarubezneft, “công ty mẹ” của Liên doanh dầu khí Vietsopetro, đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Sự kiện chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tiếp một loạt các doanh nghiệp hàng đầu của Liên bang Nga trên các lĩnh vực chiến lược như dầu khí, nông-lâm nghiệp, công nghiệp thực phẩm, đầu tư… cũng như một số lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài như y tế, dược phẩm là dấu hiệu cho thấy sự hợp tác giữa hai bên chắc chắn sẽ có những chuyển biến cụ thể hơn, mạnh mẽ hơn. Vấn đề còn lại là hành động của các ngành, các cấp của cả hai bên cũng như của các tổ công tác cấp cao như “Tổ công tác cấp cao Việt-Nga về các dự án đầu tư ưu tiên”, “Tổ công tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga về pháp luật”…
Riêng về lĩnh vực quốc phòng và an ninh, Đại tướng Phan Văn Giang đã có cuộc hội đàm với Đại tướng Sergei Shoigu và hai bên đã ký kết một loạt các văn kiện hợp tác. Dĩ nhiên là những văn kiện này không thể được công bố do hai bên đã có Nghị định thư về việc phối hợp bảo vệ bí mật quốc gia cho nhau được ký kết từ năm 2012. Tuy nhiên, trong số các thỏa thuận ấy, hai bên đã có cam kết về việc gìn giữ và bảo vệ truyền thống lịch sử quân sự của nhau. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước các làn sóng “truyền thông đen” đang hàng ngày, hàng giờ tấn công vào Lịch sử quân sự Xô Viết cũng như xuyên tạc tinh thần bảo vệ Tổ quốc, chống xâm lược của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giữ nước.
© Ảnh : Trần Hiếu - Pv TTXVN tại NgaBộ trưởng Quốc phòng Việt Nam hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Thiết thực, cụ thể và mang đậm ý nghĩa chiến lược lâu dài

Sputnik: Ông có thể nói gì về ý nghĩa của chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch nước Việt Nam?
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia về quan hệ Việt-Nga
Sau cuộc hội đàm kéo dài gần 4 giờ với hơn 20 vấn đề do Tổng thống Vladimir Putin đề nghị trao đổi và nhiều vấn đề do Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đề xuất cũng như bản tuyên bố chung vừa được nêu ở trên, có thể nói chuyện đi thăm và làm việc tại Nga lần này của Chủ tịch nước Việt Nam đã thu được kết quả rất tốt đẹp cho cả hai bên. Kết quả đó được khẳng định một cách tập trung nhất trong bản “Tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga đến năm 2030”. Đó là một thỏa thuận có nội dung rất thiết thực, cụ thể và mang đậm ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Tuy nhiên, thành công của chuyến đi thăm không chỉ dừng lại ở các khía cạnh chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng và an ninh. Cao hơn thế, kết quả chuyến đi thăm còn thể hiện một tầm cao khác nữa mà hiếm có quan hệ nào giữa các quốc gia trên thế giới có được, đó là “Ý NGHĨA NHÂN VĂN” của cuộc hội đàm thân tình, cởi mở giữa hai “lão đồng chí”.
Trong cuộc gặp mặt với 44 cán bộ, nhân viên ngoại giao thường trú của Việt Nam tại tòa đại sứ quán trên đại lộ Bolshaya Pirogovskaya, Moskva, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nói đại ý rằng: Cuộc hội đàm không chỉ nhằm mục đích vì công việc mà còn là sự đền ơn, đáp nghĩa đối với những người thuộc Liên Xô trước đây và Liên bang Nga bây giờ đã có công giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc chuyến thăm Nga thành công với 15 văn kiện được ký kết
Người Việt Nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của các chuyến thăm và làm việc tại Nga của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam. Truyền thống nhân văn đó của người Việt Nam đến nay vẫn được duy trì và phát huy. Bất kỳ một đoàn công tác nào của Việt Nam ở mọi cấp độ khi đến Moskva đều vào lăng viếng lãnh tụ Vladimir Ilich Lenin và đặt vòng hoa viếng Đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh bên chân tường Điện Kremlin.
Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin nói ông rất cảm động khi Việt Nam hiểu được nước Nga. Ông nhất trí đánh giá cao ý nghĩa của chuyến thăm này của Chủ tịch Việt nam. Với tầm nhìn về tương lai, Tổng thống Vladimir Putin đã đề nghị xây dựng một Công viên văn hóa Việt-Nga để giáo dục thế hệ trẻ về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала